Áo ngũ thân là hình ảnh thân thuộc gắn liền với vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam. Từ lâu, áo ngũ thân đi vào thơ ca, nhạc họa và trở thành trang phục dân tộc của Việt Nam. Qua thời gian, áo ngũ thân đã được cách tân để phù hợp với thẩm mỹ trong mỗi thời kỳ khác nhau. Để hiểu hơn về lịch sử của áo ngũ thân hãy cùng khám phá ngay qua bài viết viết dưới đây..
Áo ngũ thân là gì?
Áo ngũ thân là một loại trang phục truyền thống của Việt Nam, ra đời năm 1744, sau cuộc cải cách trang phục Đàng Trong của chúa Nguyễn Phúc Khoát. Áo ngũ thân cho nam có cổ cao, thẳng và vuông tượng trưng cho sự chính trực của đấng quân tử. Áo thường có 5 nút làm bằng kim loại/ngọc/gỗ,... Tà áo không bó sát vào người mà rộng, chân/đuôi tà (cuối tà) cong (đường cong hướng lên trên như miệng cười).
Áo ngũ thân có 2 loại chính là áo ngũ thân tay chẽn (phần tay áo được bó, ôm vào tay người mặc) và loại áo ngũ thân tay thụng (còn gọi là áo tấc), loại áo này có phần tay được may rộng ra 20cm đến 30cm tùy vào người mặc, tay áo vuông góc với thân áo có chiều dài bằng hoặc dài hơn tà áo). Đến ngày ngay, áo ngũ thân đã trải qua trăm năm phát triển, áo ngũ thân không phân biệt tầng lớp, giới tính hay độ tuổi.
Đặc điểm Áo ngũ thân
Áo ngũ thân hay còn được gọi là áo ngũ thể, với ý nghĩa tương truyền rằng, năm thân áo tượng trưng cho lý tưởng cao đẹp của con người: bốn thân áo của vạt trước, vạt sau tượng trưng cho “tứ thân phụ mẫu”, thân trong tượng trưng cho người mặc. Áo ngũ thân có năm nút, tượng trưng cho ngũ thường (nhân – nghĩa – lễ – trí – tín) và ngũ luân (quân thần: vua – tôi, phụ tử: cha – con, phu phụ: chồng – vợ, huynh đệ: anh – em, bằng hữu: bạn bè). Diện áo ngũ thân là mang trên mình đạo làm người, vì thế không được làm những điều trái luân thường đạo lý.
Áo dài ngũ thân cho nam và nữ khá giống nhau, chỉ khác nhau ở một số đặc điểm như: cổ áo nam cao hơn cổ áo nữ, ống tay áo nam rộng hơn ống tay áo nữ, vạt áo nam dài hơn áo nữ. Áo nam và nữ đều có 5 cúc giống nhau, hàng cúc chạy theo vạt bên trái, phía trước xuống đến eo.
Áo ngũ thân thường được may hai lớp, gồm lớp bên ngoài và lớp lót bên trong mang lại sự thoải mái, tiện lợi, gọn gàng và kín đáo khi mặc. Kiểu dáng, kết cấu áo tạo cho người đàn ông phong thái đĩnh đạc và oai phong. Áo ngũ thân cho nữ giúp tôn dáng, che khuyết điểm cơ thể hiệu quả.
Giá trị của Áo dài ngũ thân
Áo ngũ thân thể hiện đặc tính: Khiêm nhường, kín đáo, phong thái đĩnh đạc và thẩm mỹ tinh tế. Sự tinh tế của áo ngũ thân còn thể hiện trên kỹ thuật may, ghép hoa văn thật khớp, đường kim thẳng, nhỏ, đều, có chỗ được giấu kín không để lộ đường chỉ khâu. Đường tà áo lượn, chân vạt áo có đường cong hình cánh cung rất sống động và uyển chuyển. Trong các công đoạn may áo dài ngũ thân, khâu định hình của tà áo là công đoạn phức tạp nhất, vẻ đẹp, xấu, cơ bản đều do công đoạn này quyết định.
Tuy nhiên, trải qua nhiều thăng trầm trong lịch sự và cải tiến trong thời trang hiện đại, áo ngũ thân đang dần mờ nhạt và ít thịnh hành. Hiện nay nó thường chỉ thường xuất hiện ở Huế, bởi vẫn còn một số nghệ nhân, thợ may biết cách may áo ngũ thân. Cũng nhờ điều này mà áo ngũ thân vẫn giữ được sự quan tâm, yêu thích của người yêu văn hoá và có tinh thần giữ nét đẹp truyền thống của người Việt.
Bật mí những điều thú vị về áo ngũ thân
Ai là người khai sinh ra Áo dài?
Trước khi xuất hiện áo dài lập lĩnh (áo cổ đứng), trang phục phổ biến của người Việt thời xưa là áo giao lĩnh (cổ chéo) và áo viên lĩnh (cổ tròn). Ngoài ra còn kiểu áo tứ thân phủ tà (gồm có bốn vạt nửa và một tà ở ngoài: một vạt trước và sau lại được chia làm 2 vạt riêng biệt bao bọc 4 vạt bên trong).
Kiểu áo do chúa Nguyễn Phúc Khoát đặt tên là áo ngũ thân lập lĩnh (cổ đứng) cài khuy. Áo ngũ thân che kín thân hình không để hở áo lót mang đến vẻ đẹp kín đáo. Mỗi vạt có hai thân nối sống (tổng cộng có bốn vạt) tượng trưng cho tứ thân phụ mẫu, và vạt con nằm dưới vạt trước chính là thân thứ năm tượng trưng cho chính người mặc áo. Vạt con nối với hai vạt cả nhờ phần cổ áo có bâu đệm, khép kín nhờ 5 chiếc khuy tượng trưng cho quan điểm về ngũ thường theo quan điểm Nho giáo và ngũ hành theo triết học Đông phương. Các kiểu áo cổ của phương đông xưa luôn có 1 đường may giữa ở vạt trước và vạt sau áo gọi là trùng phùng đạo. Thiết kế này thể hiện Đấng quân tử nên tìm đạo lý, kẻ trượng phu gìn kỹ tinh hoa, chính trực.
Kinh đô áo dài ở đâu?
Vào năm 1744, sau khi lên ngôi ở phủ chính Phú Xuân (Cố đô Huế), chúa Nguyễn (Nguyễn Phúc Khoát) đã ban hành nhiều chính sách, trong đó đề cập đến việc cải cách triều phục. Từ đó, chiếc áo dài trwor thành tranh phục chính của thành phố Huế. Sau đó vua Minh Mạng đã có công đưa chiếc áo dài ngũ thân trở thành trang phục được sử dụng phổ biến từ Bắc đến Nam, trong đó cố đô Huế vẫn giữ vị thế là Kinh đô Áo dài của Việt Nam.
Có nên diện áo dài ngũ thân đi làm
Mọi người thường mặc áo dài trong các dịp lễ, Tết, kể cả khi đón khách quốc tế.
Theo quy định, bắt đầu từ sáng ngày 7/9/2020, các nam công chức của Sở Văn hóa Thể thao tỉnh Thừa Thiên Huế đã chính thức mặc áo dài để đi làm. Theo quy định, bộ đồng phục này sẽ được mặc vào thứ Hai đầu tiên của mỗi tháng để góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa và nhớ về trang phục truyền thống dân tộc.
Theo như quy định, mỗi tháng các nam công chức chỉ mặc một lần trong khi các nữ công chức thì đến 2 lần/tuần vào thứ Hai và thứ Sáu nên cũng không có gì bất tiện lắm. Chưa kể, với chất liệu và kiểu dáng thì ngay trong thời hiện đại này, chiếc áo dài ngũ thân vẫn khiến cho các nam công chức toát lên được vẻ ngoài lịch lãm, chỉn chu.
Những mẫu Áo ngũ thân đẹp
Áo ngũ thân từng là trang phục truyền thống phổ biến của nam, nữ Việt Nam trong cuộc sống đời thường. Tuy nhiên, theo sự phát triển ngày càng hiện đại, chiếc áo ngũ thân đang dần bị lãng quên. Cũng chính vì vậy, việc tìm kiếm được một mẫu áo ngũ thân đẹp và phù hợp với cơ thể hiện nay khá khó. Dưới đây là những mẫu áo ngũ thân dành cho cả nam và nữ mà bạn có thể tham khảo.
Ngày càng nhiều mẫu thời trang hiện đại được ra mắt, tuy nhiên vẻ đẹp mộc mạc, thanh lịch của áo ngũ thân vẫn mang đến sức hút rất riêng.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1193 lượt xem