Áo Giao Lĩnh Là Gì? Những Nét Đặc Trưng Của Áo Giao Lĩnh Việt Nam

Áo giao lĩnh là gì?

Áo Giao Lĩnh hay còn gọi là giao lãnh là một kiểu áo xuất hiện từ thời nhà Lý, với đặc trưng là phần cổ áo đan chéo giao nhau, dùng để phân biệt với áo Viên Lĩnh (tức áo cổ tròn) và có phần tay áo thụng, tương đối rộng rãi.

Áo Giao Lĩnh thường xuyên được sử dụng như lễ phục trong các dịp quan trọng, hoặc là trở thành trang phục chính thức của người mệnh phụ Việt Nam dưới thời nhà Lý. Đây là một kiểu cổ phục Việt Nam có phần tương đồng với nhiều mẫu áo khác nhau trong khu vực Đông Á, như Kimono của Nhật Bản, hoặc Hanbok của Hàn Quốc, cũng chia sẻ đặc điểm cổ áo giao chéo này với cổ phục Việt Nam.

Bên phải là tranh vẽ Phụ Nữ Hà Nội năm 1645, trích từ cuốn Vạn Quốc Nhân Vật Đồ
Bên phải là tranh vẽ Phụ Nữ Hà Nội năm 1645, trích từ cuốn Vạn Quốc Nhân Vật Đồ

Nguồn gốc ra đời của áo giao lĩnh

Áo giao lĩnh xuất hiện từ thế kỉ 17 - thế kỉ 18. Sự xuất hiện của áo dài bắt nguồn từ áo giao lĩnh – là kiểu dáng sơ khai nhất của áo dài Việt Nam. Nếu truy về tiền thân của Áo Dài thì chúng ta không thể nói tới Áo Giao Lĩnh, là nền tảng đầu tiên của chiếc Áo Dài ngày nay. Áo giao lĩnh hay còn được gọi là Áo đối lĩnh, đôi khi còn được gọi là Áo tràng vạt ,là một chiếc áo được may rộng, xẻ hai bên hông, cổ tay rộng, thân dài chấm gót. Thân áo được may bằng 4 tấm vải kết hợp mặc cùng thắt lưng màu và váy đen. 

Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lãnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp
Hình ảnh người phụ nữ Việt trong trang phục áo dài giao lãnh được ghi lại ở tài liệu của Pháp

Vào thời gian hình thành Áo Giao Lĩnh, Chúa Nguyễn Phúc Khoát đã lên ngôi và cai trị vùng đất phía Nam. Miền bắc được cai quản bởi chúa Trịnh ở Hà Nội, người dân ở đây mặc áo giao lĩnh, trang phục mang nét tương đồng với người Hán.

Nhằm phân biệt giữa Nam và Bắc, vua Nguyễn Phúc Khoát đã yêu cầu tất cả phụ tá của mình vận quần dài bên trong một chiếc áo lụa. Bộ váy này kết hợp giữa trang phục người Hán và Chămpa. Có thể đây là hình ảnh của bộ áo dài đầu tiên.

Áo giao lĩnh và áo dài Việt Nam có mối quan hệ như thế nào?

Áo giao lĩnh có thể coi là tiền thân của chiếc áo dài truyền thống ngày nay của người Việt. 

Nhiều người yêu áo dài nhưng rất ít người biết về nguồn gốc chiếc áo mình đang mặc. Trước khi xuất hiện áo dài truyền thống như ngày nay thì trang phục phổ biến của người Việt là áo giao lĩnh và áo viên lĩnh. Cũng có nhiều người gọi là áo dài giao lãnh, áo giao lĩnh, áo dài viên lĩnh hoặc áo viên lĩnh.

Áo giao lĩnh là gì? Áo giao lĩnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa
Áo giao lĩnh là gì? Áo giao lĩnh được xem là nguyên gốc của áo dài Việt Nam xưa

Chiếc áo dài giao lĩnh có thiết kế với hai cổ áo giao nhau thường được mặc bên ngoài yếm lót, váy và có thắt lưng buông thả. Áo viên lãnh tương tự như giao lĩnh nhưng lại có dạng cổ tròn thay vì cổ giao nhau.

Khi mặc áo dài giao lĩnh, cổ nhân là thường dân thì đi chân đất, còn các bậc vương quyền hoặc người giàu có thì mang guốc gỗ, dép, giày.

 Một số thông tin cùng với hình ảnh được phục dựng bởi những bạn trẻ yêu thích về Cổ Phục Việt ngày nay

Cuối tháng 6, một nhóm bạn cùng là thành viên của nhóm Đại Việt Cổ Phong đã hoàn tất những công đoạn chỉnh sửa ảnh cuối cùng sau những ngày dài lựa chọn, kiếm tìm. Bộ ảnh áo giao lĩnh do chính nhóm thực hiện được đưa lên mạng, đánh dấu thành công của dự án May áo giao lĩnh. Từ lúc hình thành ý tưởng, lựa chọn chất liệu, nghiên cứu kiểu dáng, may thử... cho tới lúc có bộ ảnh là ròng rã hơn một năm trời.

Trúc Thanh cho biết áo giao lĩnh là loại áo vạt chéo, buộc vạt bên phải vốn phổ biến ở châu Á. Đây là loại áo cổ xưa và được trọng nhất trong lễ tiết Á Đông. “Ở Việt Nam, hình ảnh áo giao lĩnh xưa nhất được tìm thấy trên tượng A Di Đà thời Lý tại chùa Phật Tích. Vào thời Lê Trung Hưng thế kỷ 17 và 18, tranh và tượng thể hiện các tầng lớp dân cư mặc áo giao lĩnh còn lại khá nhiều. Nhóm Đại Việt Cổ Phong dựa trên đó để may bộ trang phục này dành cho trẻ nhỏ, với chất liệu là vân (tơ tằm) dệt bởi gia đình cố nghệ nhân Triệu Văn Mão”, Trúc Thanh chia sẻ.

Chân dung người sống vào cuối thời Lê, mặc áo giao lĩnh, xõa tóc
Chân dung người sống vào cuối thời Lê, mặc áo giao lĩnh, xõa tóc 

Con đường truy tìm sắc thái cổ

Đặng Hằng cho biết việc tìm kiếm chất liệu thậm chí mất công, tốn thời gian nhất trong chuỗi công việc của dự án. Chính vì thế, khi đặt may, nhóm đã xác định rằng không thể nhất nhất đòi hỏi chất liệu áo phải chuẩn cổ. Mặc dù vậy, họ cũng nhất định phải tìm được chất vải nào mang sắc thái cổ xưa, tức là tạo cảm giác gần sát với chất liệu truyền thống nhất, và sẽ mang cho người mặc một vẻ đẹp cổ xưa, truyền thống. Cuối cùng vải lụa do nghệ nhân Vạn Phúc, ông Triệu Văn Mão dệt đã được lựa chọn. Giá vải cũng rất cao.

Theo Lục Bình, đầu tiên nhóm muốn chọn màu vải đen. Đây là màu vải phổ biến trong các trang phục cũng như áo giao lĩnh. Sau này, khi tiếp tục may các mẫu áo giao lĩnh khác, nhóm sẽ tiếp tục thay đổi và sử dụng thêm nhiều màu vải khác nhau.Việc thiết kế mẫu cũng không quá khó khăn trên cơ sở những tư liệu ảnh đã có. “Chúng tôi cũng thỉnh thoảng liên lạc với nhà nghiên cứu Trần Quang Đức (tác giả cuốn Ngàn năm áo mũ) để trao đổi. Tuy nhiên, tư liệu ảnh cũng khá rõ nên việc vẽ mẫu không quá khó khăn”, Lục Bình chia sẻ.

Áo thời Nguyễn do nhóm Đại Việt Cổ Phong phục dựng và may lại có chỉnh sửa
Áo thời Nguyễn do nhóm Đại Việt Cổ Phong phục dựng và may lại có chỉnh sửa

Đặng Hằng cho biết dự án của nhóm may áo giao lĩnh cũng là mục tiêu của nhóm Đại Việt Cổ Phong bấy lâu theo đuổi. Tất cả cùng muốn khôi phục, tôn vinh các nét đẹp văn hóa truyền thống xưa của Việt Nam, không chỉ ở trang phục mà còn là kiến trúc, đồ dùng, hoa văn, tục lệ... “Dự định tiếp theo của nhóm là sẽ chỉnh sửa một số lỗi trong hai bộ trang phục này, hoàn thiện chúng, sau đó hướng đến phục dựng y phục của tầng lớp quan lại, quý tộc của thời Nguyễn và Lê”, Hằng nói.

Phỏng dựng áo " bán tý giao lĩnh"

Dựa theo phù điêu đình Hạ Hiệp và áo táng ở mộ vườn đào Nhật Tân, một nhóm các thanh niên đã phỏng dựng lại chiếc áo "bán tý giao lĩnh" thuộc triều đại Hậu Lê. Trong quá trình phỏng dựng, các bạn đã sử dụng khâu tay, cố gắng bám theo tư liệu, tận dụng chiếc cổ võng theo truyền thống Hậu Lê để làm đặc trưng, khác với các loại bán tý giao lĩnh khác của khối đồng văn. Hy vọng sẽ được mọi người đón nhận.

áo giao lĩnh thuộc thời Hậu Lê được lưu truyền tận có ngày nay
áo giao lĩnh thuộc thời Hậu Lê được lưu truyền tận có ngày nay

Dưới đây bài tổng quan về dạng thức áo này.

Bán tý (半臂) là một dạng thức y phục được sử dụng phổ biến ở trung quốc và các nước đồng văn( trong đó có việt nam), và được coi là dạng y phục chính thức trong dân gian về nghi lễ trong vài chế độ quân chủ vùng đông á. Dựa vào khái niệm và ghi chú, định nghĩa bán tý là một dạng thức áo, với đặc điểm đặc thù nằm ở phần ống tay áo: thường chỉ có độ dài từ cùi trỏ trở lên, thậm chí là không có ống tay( còn được gọi là bối tâm). Vì vậy, những dạng thức áo chỉ cần có ống tay ngắn như trên được xem là bán tý.

Áo giao lĩnh được tìm thấy tại mộ vườn đào được VTV đưa tin
Áo giao lĩnh được tìm thấy tại mộ vườn đào được VTV đưa tin

Ở trung quốc, bán tý được tìm thấy sớm nhất vào giai đoạn tần hán, và thịnh dùng vào thời tùy-đường. Đối với việt nam, hình thức áo cộc tay có lẽ đã xuất hiện từ rất sớm, trước cả giai đoạn bắc thuộc, nhưng hiện ghi chép và hiện vật duy nhất chỉ được tìm thấy vào giai đoạn nhà Lê Sơ -Lê Trung Hưng, như di tích áo táng trong khu mộ vườn đào, nhật tân, trích xuất từ trong các bức vạn quốc nhân vật đồ, đính chính tứ thập nhị quốc nhân vật đồ phiến, trúc lâm đại sĩ xuất sơn đồ, ngoại phiên dung mạo đồ hội.

hình ảnh được lưu truyền trong sách cổ
hình ảnh được lưu truyền trong sách cổ

Hướng dẫn cách may áo giao lĩnh

Áo giao lĩnh còn được biết đến với tên trường lĩnh, tràng vạt, đối lĩnh là một dạng áo cổ nhất của văn hóa Đông Á. Loại áo này có cổ áo giao nhau ở trước ngực, và vạt nằm trên sẽ chéo qua bên phải của người mặc, bên trái của người nhìn. Từ xưa, loại áo này thường có nhiều kiểu ống tay áo, nhưng chủ yếu phân biệt ở dạng tay thụng rộng hoặc tay hẹp bó sát.

rập kèm kích thước của một chiếc áo giao lĩnh
rập kèm kích thước của một chiếc áo giao lĩnh 

Với hình ảnh và kích thước trên BBcosplay tin chắc sẽ có rất nhiều người muốn bắt tay vào may ra chiếc áo giao lĩnh nhằm lưu truyền cổ Phục Việt không bị lãng quên

Các tài liệu và trang web shop đã tham khảo:

https://www.saigonaodai.net/cong-thuc-may-cac-mau-viet-co-phuc/

https://www.saigonaodai.net/huong-dan-may-ao-giao-linh/

Trang facbook: Phạm Tùng Dương

 

bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 9039 lượt xem

Có thể bạn muốn xem