Cấu tạo kiếm Nhật
Mỗi loại kiếm Nhật sẽ có những nét đặc biệt khác nhau nhưng nhìn chung đều được cấu tạo bởi các thành phần sau:
- Saya: Bao kiếm
- Tsuka: Chuôi kiếm. Thường được quấn vải hoặc chạm khắc cầu kỳ thể hiện cá tính của người sử dụng hoặc tinh thần của võ môn
- Tsuba: Kiếm cách là bộ phận ngăn cách phần lưỡi sắc nhọn và chuôi kiếm, tránh làm người sử dụng bị thương.
- Ha: Lưỡi kiếm, phần sắc nhọn
- Mune: Lưỡi cùn của kiếm
- Menuki: Phần họa tiết hoặc trang trí đính kèm trên chuôi kiếm
- Habaki: Phần thép ngăn cách chuôi kiếm và thân kiếm
- Monouchi: Phần mũi nhọn của kiếm
- Hamon: Vân kiếm được điêu khắc hoặc in trên phần lưỡi kiếm
Các loại kiếm Nhật phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay tại Nhật Bản có 9 loại kiếm phổ biến nhất được sử dụng từ thời cổ đại hoặc được thờ cúng tại các chùa, đền. Dưới đây là thông tin chi tiết về các loại kiếm Nhật này, cùng tìm hiểu nhé.
Oodachi ( 大太刀 ) – Đại thái đaoĐại thái đao có chiều dài từ 165 đến 178 cm thường được sử dụng trong các buổi lễ thờ thần, hiến tế và ít khi dùng để chiến đấu. Đây là thanh kiếm rất dài và quá trình làm ra khá gian nan với nhiều chi tiết nhỏ vì thế số lượng thanh Oodachi hiện có không nhiều, chúng chỉ xuất hiện chủ yếu ở đền chùa hoặc ở các gia đình giàu có, thể hiện sự uy nghiêm và tiềm lực tài chính lớn của gia chủ.
Nagamaki ( 長巻 ) – Kiếm chuôi dàiNagamaki là một trong các loại kiếm Nhật có phần chuôi rất dài, để sử dụng nhuần nhuyễn thì bàn tay phải đặt sát phần kiếm cách. Ngoài ra, chúng được sử dụng chủ yếu để đánh với kỵ binh vì chiều dài lớn giúp tiếp cận đối thủ ngồi trên ngựa dễ dàng, hạ gục họ chỉ qua ít đường cơ bản.
Hiện nay các loại kiếm này thường được trưng bày trong bảo tàng hoặc sử dụng trong thờ cúng, tưởng nhớ những chiến minh đã khuất.
Naginata ( 薙刀 ) – Thái ĐaoKhông thuôn dài như Nagamaki, Thái đao có phần lưỡi to bản, được các Samurai sử dụng vào cuối thế kỷ thứ 10, phù hợp với kỵ binh vì khi đeo phải quay phần lưỡi xuống dưới. Ngoài ra chiều dài kiếm rơi vào khoảng 70 đến 80cm nên cũng phù hợp để chiến đấu với những đội quân đi ngựa, dễ dàng sử dụng và đeo trên người.
Katana (刀)Xuất hiện tại Nhật từ cuối thế kỷ 14, Katana dài khoảng 60 đến 73 cm và phù hợp với cách đeo để kiếm hướng lên trên, dễ dàng chiến đấu ở cự ly gần, thuận tiện khi di chuyển giữa các đối thủ. Katana là một trong các loại kiếm Nhật dần trở nên phổ biến và thân thuộc với cá Samurai vì nhỏ gọn và có nét đẹp riêng, thể hiện đẳng cấp, cá tính của mỗi Samurai.
Tanto ( 短刀) – Kiếm Đoản ĐaoĐây là một trong các loại kiếm Nhật khá nhỏ với chiều dài chỉ 15 đến 30 cm, thường được mang theo người phòng thân nhờ sự nhanh gọn và sắc. Thậm chí chỉ cần lực nhỏ là đã có thể rạch nát tấm áo giáp ở cự ly gần, dễ dàng mang theo người hoặc giấu ở chỗ kín.
Nhiều Samurai sử dụng đoản đao như một vật phòng thân khi ngủ, đặt dưới gối để dễ dàng phản ứng nhanh nhạy khi có biến cố xảy đến.
Gunto (軍刀)Với cấu tạo khá giống Katana, Gunto được làm từ thép thường dùng trong quân đội để phòng thân và phân cấp bậc. Cụ thể hơn, trên chuôi kiếm thường cuốn một vòng dây mang các màu sắc khác nhau thể hiện cho từng cấp bậc riêng biệt. Vì thế chỉ cần nhìn thấy Gunto là có thể xác định người này thuộc cấp trên hay dưới.
Đây cũng được coi là phần thưởng ý nghĩa với những người vừa được thăng chức hoặc đỗ đạt vào một vị trí cao trong quân đội.
No – Dachi (野太刀)Nodachi là một trong các loại kiếm Nhật có chiều dài khủng lên tới 130cm. Chúng thường được sử dụng làm vật thờ cúng tại các đền, chùa và được yêu thích bởi những gia đình giàu có. Người ta thường tìm mua loại kiếm này để tăng sự tôn nghiêm cho gia tộc, đồng thời thể hiện như sự coi giữ, trông nom cho tiên, thể hiện sự kính cẩn đến những người đã khuất.
Tachi (太刀)Tachi được coi là khá giống với Katana những có biến thể đôi chút với chiều dài lớn hơn, nặng hơn và khi đeo sẽ để thanh hướng xuống, thuận tiện cho sử dụng và cất giữ. Ngoài ra, nhờ đặc điểm này mà kiếm Tachi thường được những Samurai chuyên nghiệp chọn lựa làm vật bất ly thân, họ có thể sử dụng hoặc tinh chỉnh sao cho phù hợp với sở thích của mình.
Wakizashi (脇差)Đây là một trong các loại Kiếm Nhật được nhiều Samurai mang theo bên mình để kết hợp với Katana trong chiến đấu. Với chiều dài chỉ 7cm nhưng Wakizashi cực sắc bén và nhanh nhạy, đảm bảo trọng trách chiến đấu ở cự ly gần.
Những thanh kiếm Nhật nổi tiếng tại Nhật
Doujigiri Yasutsuna (童子切 安綱)Đây là thanh kiếm được sử dụng trong cuộc chinh phục Shutendouji của Minamoto Yorimitsu. Với hoàn cảnh Tanba bị quái vật quấy rối, Yorimitsu đã đến vùng núi Oeyama để tiêu diệt chúng, trả lại sự bình yên cho dân lành. Chính thanh kiếm này đã chém lìa cổ quái vật và được phong làm quốc bảo, đặt tên là Doujigiri Yasutsuna và đang được trưng bày tại bảo tàng quốc gia Tokyo.
Mikazuki MunechikaMikazuki được coi là Thiên hạ Ngũ kiếm trong suốt thời kỳ Muromachi bởi chất liệu tuyệt hảo, thiết kế tinh tế và rèn đúc bởi những người thợ lành nghề. Thanh kiếm có khả năng chém với lực lớn ở khoảng cách xa, mặc dù chưa sử dụng vào thực chiến bao giờ nhưng vẫn luôn được so sánh với nhiều thanh kiếm chiến hạng nặng khác. Hiện nay thanh Mikazuki Munechika cũng đang được trưng bày ở bảo tàng quốc gia Tokyo.
Kiku-ichimonji (菊一文字)Đây là một trong các loại kiếm Nhật được rèn bởi Norimune, một truyền nhân nổi tiếng thời xa xưa tại Nhật. Chiều dài của thanh kiếm này vào khoảng 50cm và có độ sắc bén tuyệt đỉnh, thậm chí có thể cắt đôi sợi tóc bay trong không khí. Ngoài ra, điểm nhận dạng nổi bật của thanh kiếm này có bông cúc 16 cánh được khắc trên phần chuôi, thanh kiếm đã từng xuất hiện trong nhiều bộ Manga và Anime nổi tiếng, nó đã có tuổi thọ lên tới 700 năm.
Tà Kiếm Muramasa (村正)Muramasa có tên như vậy bởi được làm bởi nghệ nhân Muramasa Sengo. Đây là thanh kiếm vô cùng sắc bén, có thể cắt đôi tảng đá lớn một cách dễ dàng. Tương truyền rằng chủ nhân của chiếc kiếm đã ôm mối hận trong lòng mà rèn thành nên tà khí dường như luôn ám quanh nó, tạo nên khả năng sắc bén khôn lường.
Thánh kiếm Masamune
Masamune Goro là một trong những nghệ nhân rèn kiếm nổi tiếng nhất Nhật Bản từ thời xa xưa. Những thanh kiếm mà ông cho ra đều mang những sắc thái riêng biệt, vô cùng sắc bén. Masamune được coi là thánh kiếm mà ông rèn được tuy có khả năng cắt đứt mọi thứ nhưng tuyệt nhiên không làm hại các sinh vật sống, không giết sinh vật vô tội.
Đa số tên gọi các loại kiếm Nhật đều được đặt theo tên của người rèn ra nó hoặc điểm nó xuất hiện, được tìm thấy. Chính vì thế mỗi cái tên đều có một ý nghĩa truyền lại cho đời sau.
Trên đây là toàn bộ thông tin chi tiết về 9 loại kiếm Nhật Bản phổ biến nhất hiện nay, được người dân tại đây lưu giữ cũng như đặt làm vật thờ cúng trong các chùa đền. Nếu bạn tò mò về những thanh bảo kiếm này thì có thể đến bảo tàng quốc gia Nhật Bản để tận mắt nhìn kỹ từng chi tiết thú vị của chúng nhé.
bởi Quốc Cường vào | 1140 lượt xem