Đôi Quang Gánh – Nét Đẹp Trong Văn Hóa Người Việt Nam

Đôi quang gánh được làm bằng tre, bao gồm đòn gánh và 2 quang gánh. Đôi quang gánh là một hình ảnh quen thuộc, luôn gắn liền với bóng dáng tảo tần, lam lũ của người nông dân ta.

Hơn hết, đây là biểu tượng của sự cần cù, chịu thương chịu khó của người phụ nữ Việt Nam ta.

Vậy đôi quang gánh có từ khi nào? Đặc điểm cấu tạo và công dụng ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!

Đôi quang gánh là gì?

Đôi quang gánh là một dụng cụ vận chuyển hàng hóa truyền thống của người Việt Nam. Nó được cấu tạo bởi một đòn gánh và hai quang gánh. Nó giúp cho việc vận chuyển hàng hóa được nhiều hơn và dễ dàng hơn. Khi mà các loại máy móc thiết bị hỗ trợ chưa phát triển. Người nông dân đã tự sáng tạo trong quá trình lao động để tăng hiệu quả công việc. Thì quang gánh là một trong số đó.

Ngày nay, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đôi quang gánh đã không còn được sử dụng phổ biến như trước. Tuy nhiên, nó vẫn là một nét đẹp văn hóa truyền thống của người Việt Nam và được gìn giữ, bảo tồn.

Đôi quang gánh có từ khi nào?

Không ai có thể chắc chắn đôi quang gánh có từ khi nào.

Tuy không biết đôi quang gánh xuất hiện từ khi nào, nhưng nó chính là một sản phẩm được sáng tạo và sử dụng từ nền sản xuất nông nghiệp. Có nhiều suy đoán cho rằng nó đã xuất hiện từ rất lâu đời, có thể là từ thời kỳ đồ đá mới, khi con người bắt đầu biết trồng trọt và chăn nuôi.

Hình ảnh đôi quang gánh trên vai người phụ nữ Việt Nam
Hình ảnh đôi quang gánh trên vai người phụ nữ Việt Nam

Đặc điểm cấu tạo?

Đôi quang gánh được cấu tạo bởi một đòn gánh và hai quang gánh. Đòn gánh được làm bằng chất liệu cây tre già từ tự nhiên. Đôi quang gánh được làm từ nhiều chất liệu khác nhau: dây mây, cây tre, dây thừng, dây thép,… Do chất liệu được làm từ các vật liệu từ tự nhiên nên rất gọn, nhẹ và linh hoạt. Rất dễ dàng khi đem theo bên mình.

Cấu tạo chi tiết:

Có 2 phần chính

  • Đòn gánh:

    • Chất liệu: Tre, gỗ
    • Kích thước: Chiều dài khoảng 1,5-2m, được vót nhẵn hai đầu
  • Quang gánh:

    • Chất liệu: Tre, mây, dây thừng
    • Hình dạng: Hình chữ nhật, kích thước khoảng 20x30cm
Cấu tạo chi tiết của đôi quang gánh
Cấu tạo chi tiết của đôi quang gánh

Tại sao lại sử dụng tre làm đòn gánh?

Việc người dân sử dụng chiếc đòn gánh chủ yếu bằng nguyên liệu tre mà không phải bằng gỗ có rất nhiều lý do. Lý do hàng đầu về nguồn nguyên liệu sẵn có ở khắp mọi nơi. Thứ 2 là tre có đặc tính bền, dẻo, đàn hồi, chắc và rất nhẹ. Đây là những đặc tính mà các loại nguyên liệu khác không có.

Để làm ra những đòn gánh tre chất lượng thì chọn những cây tre thật già không bị sâu mọt. Sau khi được gọt và đẽo thành hình thì được đem đi xử lý mốt mọt và tăng độ dẻo dai chắc chắn cho đòn gánh. Bằng cách gác lên bếp để hun hói trong vài tháng. Hoặc cũng có thể sử dụng biện pháp ngâm dưới nước.

Công dụng của đôi quang gánh trong cuộc sống hàng ngày

Công dụng chính là để vận chuyển các loại hàng hóa. Các loại hàng hóa thường được vận chuyển bằng quang gánh như:

– Gánh các loại nông phẩm (lúa, gạo, ngô, khoai,…).

– Gánh hàng rong (các loại đồ ăn, đồ trang trí, các mặt hàng giao thương,…).

– Gánh nước, gánh gạch, đá, than,…

– Sử dụng trong các lễ hội truyền thống.

Đôi quang gánh được sử dụng như một phương tiện để vận chuyển các loại hàng hóa
Đôi quang gánh được sử dụng như một phương tiện để vận chuyển các loại hàng hóa

Tóm lại là các loại hàng hóa có trọng lượng dưới 100kg, không quá cồng kềnh đều có thể sử dụng quang gánh để vận chuyển.

Ý nghĩa của đôi quang gánh tre

Trong thơ ca Việt Nam

Hình ảnh đôi quanh gánh trên vai người phụ nữ tần tảo sớm hôm được khắc họa rõ nét trong nhiều tác phẩm thơ ca của các tên tuổi nổi tiếng như Phạm Duy, Văn Cao, Trầm Tử Thiêng.

“Bóng người thấp thoáng cuối đường thanh vắng.

Bước đều mà quang gánh nặng vai…”

Trích trong bài “Gánh Lúa” của nhạc sĩ Phạm Duy

Trong văn hóa

Đôi quang gánh còn mang ý nghĩa văn hóa sâu sắc của người dân Việt Nam. Trong cuộc sống cần lao của người Việt xưa. Chiếc đòn gánh kĩu kịt trên vai luôn gắn liền với bóng dáng tảo tần, lam lũ, chịu thương chịu khó của người phụ nữ. Hình ảnh đó đã khắc ghi vào tâm trí biết bao nhiêu thế hệ người Việt.

Một trong những cuộc gồng gánh vĩ đại và xúc động đi bộ vượt hàng trăm cây số từ Nam Đàn vào Huế. Đó Chính là hành trình của bà Hoàng Thị Loan – thân sinh của Bác Hồ. Chuyện kể rằng khi thân phụ Bác Hồ, cụ Nguyễn Sinh Sắc đi thi ở Huế. Bà Hoàng Thị Loan đã gửi con gái đầu lòng của mình là Nguyễn Thị Thanh ở lại Nghệ An. Sau đó đưa hai con trai là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung cùng chồng vào Huế. Bà chỉ có đôi dép mo cau, với đôi quang gánh trên vai. Một bên là con nhỏ, một bên là cả gia tài mang theo. Bà vượt qua chặng đường dài vào Huế giữa những gian truân của địa hình và thời tiết khắc nghiệt.

Cổng thông tin điện tử hội liên hiệp phụ nữ Quảng Nam > Chi tiết

Trong đời sống

Đôi quang gánh không chỉ giúp vận chuyển hàng hóa một cách dễ dàng. Mà còn là công cụ để kiếm cơm của rất nhiều người dân buôn bán nhỏ lẻ hiện nay. Bạn không khó để bắt gặp những gánh hàng rong của những người phụ nữ ở khắp mọi nơi. Từ nông thôn cho tới các khu vực thành thị. Những mặt hàng thường được bán rong gồm có: xôi, chè, các loại đồ ăn vặt, trái cây, các đồ nhu yếu phẩm, đến các món đồ trang trí,…

Trong nghệ thuật

Hình ảnh đôi quang gánh cùng với chiếc nón lá, áo tứ thân, bà ba hay áo dài… Đã tạc nên một trong những hình ảnh đặc trưng của người phụ nữ Việt Nam, của làng quê truyền thống Việt Nam. Hình ảnh đó nó trở nên hết sức thân thuộc gần gũi mà có lẽ chính vì vậy mỗi khi người ta muốn tái hiện, sân khấu hóa… cảnh lao động ở làng quê Việt Nam. Người ta chỉ cần cho diễn viên đội nón lá, mặc bộ áo nhuộm nâu non rồi khoác đôi quang gánh là đủ.

Hình ảnh đôi quang gánh cũng được xuất hiện trên các bức hình nghệ thuật mang tầm cỡ quốc tế.

Trong kinh tế

Hiện nay nhu cầu sử dụng những đôi quang gánh tre còn khá lớn. Dùng để gánh hàng bán rong, vận chuyển hàng hóa, đạo cụ trang trí trong các lễ hội sự kiện. Điều này thúc đẩy các xưởng sản xuất, làng nghề truyền thống sản xuất sản phẩm quang gánh để cung cấp ra thị trường. Góp phần không nhỏ vào việc phát triển nền kinh tế hiện nay.

Đôi quang gánh trong ứng dụng đời sống ngày nay

Bạn sẽ vẫn bắt gặp hình ảnh các cô gánh hàng rong, bán bánh tráng trộn, hay tàu hủ nóng,... trên những nẻo đường giữa lòng Sài Gòn tấp nập này. Tuy không phổ biến, nhưng hình ảnh ấy mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mỗi người con Việt Nam.

Ngoài ra, đôi quang gánh không chỉ là một dụng cụ vận chuyển hàng hóa truyền thống của người Việt Nam, mà còn là một phụ kiện chụp ảnh, trang trí. Bạn sẽ bắt gặp các quán cafe hiện đại vào diệp Tết sẽ decor các quang gánnh để khách đến check-in, chụp ảnh. 

Quán cafe decor phong cách Tết xưa
Quán cafe decor phong cách Tết xưa

Với hình dáng đơn giản, mộc mạc, nhưng đôi quang gánh lại mang một vẻ đẹp rất riêng, rất Việt Nam. Nó gợi lên những hình ảnh thân thuộc của làng quê Việt Nam, của người phụ nữ Việt Nam cần cù, chịu thương chịu khó. Chính vì vậy, đôi quang gánh thường được sử dụng làm phụ kiện chụp ảnh, trang trí cho các studio, các quán cà phê, nhà hàng mang phong cách vintage, hoài cổ.

Khi kết hợp với các đạo cụ khác như áo bà ba, áo tứ thân, nón lá,... đôi quang gánh sẽ tạo nên những bức ảnh, những khung cảnh mang đậm chất Việt Nam, rất thu hút và ấn tượng.

Phụ kiện chụp ảnh Quang Gánh: 2 Gánh 2 Thúng 1 Đòn Gánh
Phụ kiện chụp ảnh Quang Gánh: 2 Gánh 2 Thúng 1 Đòn Gánh

Bạn muốn tìm phụ kiện Quang gánh để chụp ảnh, liên hệ BBCosplay. Đa dạng phụ kiện, trang phục cho mùa Tết này. 

Xem thêm tại website: bbcosplay.com

Hoặc ghé trực tiêp của hàng theo địa chỉ: 118/19 Bạch Đằng, phường 24, quận Bình Thạnh. 

Số điện thoại tư vấn hotline: 0947.927.017 

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 323 lượt xem

Có thể bạn muốn xem