HANBOK HÀN QUỐC
Hanbok Hàn Quốc đó là bộ trang phục truyền thống của xứ sở kim chi từ thời xa xưa.
Nhưng trong thời hiện đại ngày nay thì bộ trang phục này chỉ được mặc vào những dịp lễ, các ngày kỷ niệm đặc biệt, hay là vào ngày cưới được các nàng dâu trưng diện.
Trẻ em mặc Hanbok vào sinh nhật tròn 1 tuổi và người lớn mặc Hanbok trong lễ cưới hay sinh nhật tròn 60 tuổi của mình. Ngoài ra, Hanbok cũng được mặc trong tang lễ hay các nghi thức tôn giáo.
Đặc điểm của Hanbok Hàn Quốc trong cuộc sống hiện đại
Thời xưa khi tình trạng phân chia giai cấp còn nặng nề thì ở Hàn Quốc, chất liệu và màu sắc, hoa văn của trang phục chính là căn cứ phân biệt tầng lớp xã hội. Các nhà thiết kế cũng đã biến đổi chất liệu, kết cấu, kiểu dáng và màu sắc rất nhiều để làm phong phú thêm sự lựa chọn cho khách hàng. Áo Hanbok Hàn Quốc đến giờ vẫn giữ nguyên được những nét đẹp đặc trưng, những ý nghĩa tiềm ẩn sâu xa mà lại được cách tân để có thêm nhiều đặc điểm phù hợp hơn với cuộc sống hiện đại. Không còn chuyện người có tiền mới có thể mặc trang phục sặc sỡ, làm từ lụa, tơ tằm hay các loại vải cao cấp nữa.
Ở thời hiện đại, bất cứ ai cũng có thể mặc trang phục truyền thống bằng chất liệu bất kì với màu sắc, hoa văn nào mà mình mong muốn. Điều quan trọng hơn cả là Hanbok Hàn Quốc đã trải qua cuộc cách mạng cách tân rất độc đáo để phục vụ tối đa nhu cầu của người dân, để trang phục truyền thống có thể trở thành một phần thường trực trong cuộc sống của người dân hiện đại.
Gắn liền với lịch sử và sự phát triển của đất nước Hàn Quốc
Lịch sử Hanbok gắn liền với lịch sử Hàn Quốc qua nhiều triều đại, từ Rôgôreô, Bacagiê, Xila cho đến thời Chê-xăng và tận ngày nay. Trước đây, Hanbok là loại trang phục đời thường của người dân xứ sở Kim Chi. Theo dòng lịch sử với nhiều biến động, trang phục này có nhiều đổi thay. Hanbok là đại diện cho những giá trị truyền thống lâu đời và văn hóa của người Hàn Quốc
Ngày nay, người dân Hàn Quốc đều sở hữu ít nhất một bộ Hanbok để mặc vào các dịp đặc biệt như ngày đầu năm mới, sinh nhật, lễ cưới,… Ngoài ra, trang phục này còn được mặc trong tang lễ và nghi thức tôn giáo.
Vật liệu làm nên hanbok
Hanbok của tấng lớp thượng lưu được dệt từ cây gai hoặc một loại vải nhẹ cao cấp. Người dân thường thì chỉ được phép mặc áo làm bằng vải bông đơn thuần.
Hiện nay thì chất liệu phổ biến cho Hanbok là vải gai, bông, muslin, lụa và satin. Mùa hè thì những chất liệu mỏng và nhẹ hơn được sử dụng để khắc phục phần nào sức nóng của nhiều lớp áo. Đặc biệt vào mùa thu, phụ nữ Hàn Quốc rất chuộng Hanbok may bằng lụa tơ, bởi khi đi lại sẽ tạo ra âm thanh xào xạc như bước trên lá khô vậy.
Vì là đất nước hàn đới nên mùa đông ở Hàn Quốc rất lạnh. Người Hàn thường mặc thêm áo khoác dày hoặc mặc Hanbok may bằng vải bông dày. Người dân ở phương Bắc thì còn có thêm lông ở trong vải áo để giữ ấm.
Hanbok – sự gắn kết đất trời
Người Hàn Quốc quan niệm rằng con người được tạo ra bởi sự kết hợp giữa trời – đất, cây – gió, nước – lửa. Từ những yếu tố đó, Hanbok được hình thành trong sự kết hợp tuyệt vời của tự nhiên. Những chất liệu nhuộm màu hoàn toàn từ thiên nhiên như lá, quả và vỏ cây. Màu sắc Hanbok hài hòa vừa sinh động, lại sâu lắng, đa sắc màu. Bên cạnh đó, màu sắc của Hanbok luôn gắn liền với triết lý âm dương và ngũ hành theo quan niệm phương Đông.
Người Hàn Quốc cho rằng phần dưới của bộ trang phục thuộc về tính âm (nữ giới), còn phần trên thuộc về dương (nam giới). Gam màu được ưa chuộng nhất là xanh da trời, vàng, đỏ, trắng và đen tương ứng với năm yếu tố theo thuyết ngũ hành: kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Trong số đó, màu trắng là màu được ưa chuộng nhất bởi nó thể hiện sự chính trực và thuần khiến của người Hàn Quốc.
Trải qua một khoảng thời gian rất dài, Hanbok vẫn còn đó sự vẹn nguyên, chỉ có màu sắc và kiểu dáng ngày càng trở nên đa dạng. Hanbok không đơn thuần là trang phục truyền thống, đó còn là nét đặc trưng và đại diện cho đời sống tinh thần của người dân xứ sở Kim Chi.
Hãy cùng nhanh tay đăng ký để cùng nhau trải nghiệm ở đất nước xinh đẹp này nhé!
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1286 lượt xem