Khám Phá Tết Đoan Ngọ Người Trung Quốc Có Gì Đặc Biệt Với Việt Nam?

Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc tuy diễn ra cùng ngày với Tết Đoan Ngọ của Việt Nam nhưng ngày Tết này của người Trung Quốc vẫn có ý nghĩa, hoạt động rất riêng được lưu giữ qua bao đời nay. Cùng tìm hiểu những điều đặc biệt này nhé.

Ý nghĩa Tết Đoan Ngọ của người Trung Quốc

Tết Đoan Ngọ còn gọi là Tết Đoan Dương được người Trung Quốc tổ chức vào ngày 5/5 âm lịch hằng năm. 
Có rất nhiều giả thuyết về nguồn gốc ngày lễ này tại đất nước Trung Hoa. Trong đó, phải kể đến truyền thuyết Khuất Nguyên được lưu truyền rộng rãi và phổ biến hơn cả. 
Tương truyền, theo văn hóa cổ Trung Hoa Khuất Nguyên là tác giả bài thơ Ly tao thể hiện tâm trạng muốn can gián vua trước họa mất nước. 

Là người có tính khí cương trực, Khuất Nguyên luôn can ngăn vua nên bị hội gian thần hãm hại buộc phải đi đày. Trên đường đi đày, nghe tin nước Sở mất ông buồn bã gieo mình tự vẫn xuống sông Mịch La vào ngày mùng 5 tháng 5.

Để bày tỏ lòng thương tiếc vị trung thần, người dân thường tổ chức tưởng niệm cho ông vào đúng ngày này. Thời điểm hiện tại, dù hình thức tưởng niệm phần nào đã có sự thay đổi những người dân Trung Quốc vẫn luôn cho rằng đây chính là ỳ nghĩa ngày Tết Đoan Ngọ.

Các hoạt động trong ngày Tết Đoan Ngọ Trung Quốc

Đua thuyền rồng

tet doan ngo trung quoc

Đua thuyền rộng là một hoạt động náo nhiệt không thể thiếu người Trung Quốc trong Tết Đoan Ngọ. Tương truyền, khi nhận được tin Khuất Nguyên vị trung thần nước Sở tự vận, người dân ngay lập tức tổ chức đội thuyền chèo ra sông để cứu nhưng không thành.
Kể từ đó, mỗi năm vào đúng ngày 5/5 người dân đều tổ chức lễ hội đua thuyền rồng để tưởng nhớ đến vị trung thần này.
Nếu bạn có cơ hội đi du học Trung Quốc, hãy thử đi xem lễ hội đua thuyền này một lần nhé bởi gần như tỉnh nào cũng tổ chức.

Ăn bánh nếp (Bánh ú)

mon an ngay tet doan ngo trung quoc

Bánh Ú, món ăn ngày Tết Đoan Ngọ Trung Quốc​

Người xưa kể lại, sau khi Khuất Nguyên tự vẫn, vì yêu mến ông và sợ tôm, cá rỉa xác ông nên đã dùng lá để gói bánh nếp đem thả xuống sông làm thức ăn cho cá. Gọi đó là món bánh nếp (bánh ú) và trở thành món ăn truyền thống trong ngày Tết Đoan ngọ. 
Tùy từng vùng miền, bánh ú có thể là thịt, đỗ xanh, trứng mặn, long nhãn hay hạt tiêu, bột dẻ….

Uống rượu hùng hoàng

undefined

Cùng với tục ăn bánh nếp, rượu hùng hoàng là thức uống nhiều người sử dụng trong dịp Tết Đoan Ngọ.
Theo sách “Bản thảo Cương Mục”, rượu hùng hoàng là một vị thuốc có thể tiêu độc, giết sâu bọ và được dùng pha rượu uống. Rượu được lên men lúa mạch cùng hùng hoàng, một khoáng vật màu vàng.

Đeo túi thơm

undefined

Túi thơm là túi vải được may thành hình quả cầu, chú cọp từ chỉ ngũ sắc. Bên trong túi đựng các loại hương liệu như hùng hoàng, hương dù, hạt mùi và nhiều loại hương liệu khác để đuổi sâu bọ, rắn rết gây hại cho trẻ nhỏ. 
Người Trung Quốc quan niệm rằng đeo túi thơm trong ngày Tết Đoan Ngọ giúp xua đuổi tà ma, chống bệnh tật để bảo vệ sức khỏe. 

Tết Đoan Ngọ người Trung Quốc khá khác biệt với người Việt Nam đúng không nào? Mong rằng bài viết là những thông tin thú vị giúp bạn có thêm sự hiểu biết về văn hóa độc đáo Trung Hoa. Chúc các bạn học tốt tiếng Trung và sớm có cơ hội được trải nghiệm lễ hội thuyền rồng nổi tiếng vào ngày Tết Đoan Ngọ ở Trung Quốc nhé. 

bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 678 lượt xem

Có thể bạn muốn xem