Khánh Là Gì? Cùng Tìm Hiểu Về Món Đồ Của Trung Quốc Xa Xưa

KHÁNH

Khánh là gì? Khánh là một trong những đồ cụ có ý nghĩa quan trọng đối với văn hóa người Việt thời xưa. Xuất phát từ một loại nhạc khí cổ của Trung Quốc, khánh đã đi vào văn hóa của người Việt, được người Việt cải biến và phát triển, dần mang nhiều ý nghĩa và công năng khác nhau: nhạc cụ, huy chương, đồ trang sức…

Hình vẽ Khánh thời Nguyễn. (Chữ trên khánh: Tự Đức).Trẻ con đeo khánh đất nung Dòng chữ Hán đọc theo thứ tự phải - trái - trên - dưới: Trường sinh bản mệnh.

Đấy vốn là một trong những nhạc cụ quan trọng của Việt Nam cổ đại, thường được làm bằng đá hoặc bằng đồng. Nó có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng hình dạng của nó đã thay đổi đáng kể khi đưa vào văn vật chất người Việt. Hình vẽ của chiếc khánh ( 磬) tìm thấy trong những cuốn sách cổ Trung Quốc gần giống hình vuông trong khi khánh Việt thường có hình lưỡi liềm.

khánh là gì

Khánh Trung Quốc, từ thời thượng cổ đến sau này dã được định hình như thế này. Khánh Việt Nam về sau đã cải biến ít nhiều về kiểu dáng, duy chỉ thấy có biên khánh dùng trong lễ tế là vẫn giữ nguyên kiểu dáng khánh như này.

Các nhạc cụ này được đánh bằng một cái búa gỗ lên phần phình ra ở chính giữa khánh, tạo một âm thanh rất lớn. Trong quá khứ, chúng đã được dùng để tặng cho các chùa miếu bởi những người mộ đạo; một dòng chữ khắc vào kim loại chỉ rõ hoàn cảnh của món quà, đôi khi là trọng lượng và chi phí của vật liệu được sử dụng, và cả tên của người tài trợ.

Giàn nhạc Khánh tại Trung QuốcKhánh tại Việt Nam thời Lê - NguyễnKhánh tại Việt Nam thời Lê - NguyễnKhánh tại Việt Nam thời Lê - NguyễnKhánh tại Việt Nam thời Lê - Nguyễn

Khái niệm:

Theo “Chrestomathie Annamite” -tr224: “Khánh: loại chiêng bằng đá phát ra tiếng, có hình khi thì tam giác, khi thì lưỡi liềm. Đá phát ra tiếng dùng để làm khánh là một loại đá, cẩm thạch màu đen, không khác nhiều với cẩm thạch xứ Flandres của Pháp. Người An Nam khai thác loại đá này đặc biệt ở các núi Kinh Chủ và Hoa Triều. Cái khánh này có kích thước rất bất định, phát ra một thứ tiếng khác thường với cường độ yếu, nó được dùng ở cung điện vua hoặc các chùa Phật giáo và Đạo gióa, người ta phỏng theo chiếc khánh này, làm ra nhiều chiếc khánh bằng kim loại khác nhau, thậm chí bằng đất nung.

Các huy chương của An Nam được biết dưới cái tên kim khánh (khánh bằng vàng) và ngọc khánh (khánh bằng ngọc) lấy tên và hình dạng từ chiếc Khánh đá có tiếng kêu này, ám chỉ tiếng vang của những tài ba và những thanh danh tốt đẹp lan tỏa trong thiên hạ.”

Theo Dumoutier trong quyển “Les Symboles, Les Emblèmes, et Les Accessoires de Culte chez les Annamites,” đây là những “huân chương” mà vua trao tặng cho quan lại và sĩ quan nước ngoài, những người có đóng góp cho nước An Nam và xứng đáng được tôn vinh. Một sắc phong, viết trên giấy màu vàng dành cho hoàng đế và có chữ ký và con dấu của vua hoặc các phó vương (viceroy), hoặc thậm chí các thống đốc (governor) dưới sự ủy thác của nhà vua, kèm đồ trang sức đó. Huân chương bằng vàng có kích thước khác nhau tùy thuộc vào phẩm cách và tầm quan trọng của chủ sở hữu; đã có một số hiện vật không nhiều hơn một cm chiều rộng; cạnh dưới được gắn ba chùm tua làm bằng lụa, có màu đỏ, xanh lá cây và màu vàng.

Các vị quan chức thời Nguyễn thường đeo Khánh, cùng với các loại thẻ bài, huân chương kiểu Tây... vừa như thứ trang sức, vừa để khẳng định danh tiếng và địa vị. (Hình chân dung Trương Vĩnh Ký)Quan thời Nguyễn đeo kim khánh.Dòng chữ Hán: Đại Nam hoàng đế sắc tứ - Nhất hạng kim khánh.Dòng chữ Hán: Đại Nam hoàng đế sắc tứ - Tam hạng kim khánh.
Ngoài ra, còn có loại khánh trang sức được đeo quanh cổ, treo bằng một sợi dây lụa đỏ.Nam Phương Hoàng Hậu đeo khánh như một món trang sức.Ngọc khánh Dòng chữ: Thiệu Trị Trân BảoDòng chữ Hán: Ân tứundefinedundefinedundefinedundefined

bởi Quốc Cường vào | 1739 lượt xem

Có thể bạn muốn xem