Đối với các doanh nghiệp hay những người đã đi làm, name card chính là vật dụng quan trọng không thể thiếu. Vậy name card là gì? Hãy cùng BBcosplay tìm hiểu ngay nhé!
Name card là gì?
Name card (danh thiếp) được hiểu theo cách đơn giản là một mảnh giấy hình chữ nhật thể hiện ngắn gọn những thông tin cơ bản của cá nhân hay doanh nghiệp, như logo, tên thương hiệu, tên tuổi, địa chỉ, số điện thoại, email liên hệ, website…
Name card thường được thiết kế theo màu sắc của logo thương hiệu và mang phong cách phù hợp với lĩnh vực mà thương hiệu đó kinh doanh. Thông thường, khi đã là một doanh nhân thì đều sẽ sở hữu cho mình một name card riêng. Mục đích của việc này là để khi bạn chia sẻ hay đưa cho người khác chiếc mẫu name card đó, họ sẽ biết được bạn là ai, bạn làm việc cho thương hiệu nào, công ty bạn ở đâu.
Không chỉ là một công cụ cung cấp thông tin của bạn cho khách hàng, name card còn là cơ hội để kết nối với khách hàng tiềm năng mới. Vì lý do đó, name card sẽ không bao giờ được thay thế bằng bất kỳ công cụ mạng kỹ thuật số nào khác. Name card cũng thể hiện tính chuyên nghiệp, văn hóa của một công ty, cá nhân và là một trong các vật phẩm không thể thiếu trong bộ nhận diện thương hiệu.
Cấu trúc cơ bản của name card
1. Logo và Tagline
Logo và Tagline chính là 2 yếu tố bắt buộc phải có trong name card. Là một phần mở rộng của thương hiệu, name card của bạn cần phải chuyển tải được bộ nhận diện cho doanh nghiệp của bạn (thông qua các hình dạng, màu sắc và các thông tin mà nó mang lại cho khách hàng).
Logo và Tagline sẽ giúp bất cứ ai nắm giữ danh thiếp của bạn cũng có thể nhận diện được thương hiệu ở bất cứ nơi nào họ nhìn thấy nó, như trên website, portfolio, bản tin, hay thậm chí là các cửa hàng…
2. Tên và chức danh
Name card có chức năng giới thiệu bạn với những khách hàng hay người muốn liên lạc để hợp tác với bạn.... Bởi vậy, tên, hay thậm chí là biệt danh (cách mọi người thường gọi bạn)… đều là những yếu tố quan trọng của một name card.
Về chức danh? Một freelancer, doanh nhân, hoặc chủ doanh nghiệp nhỏ...vv…, bạn hãy ghi chú vào danh thiếp để người khác hiểu rõ hơn về công việc bạn đang làm.
Chẳng hạn:
Video Masters
John Smith, Videographer & đồng sáng lập.
3. Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc là cốt lõi của một tấm danh thiếp. Đó là cách giúp những khách hàng hay đối tác liên hệ với bạn để bàn bạc về công việc... Bởi vậy, trong name card của mình, bạn phải đảm bảo tất cả thông tin liên hệ của bạn đã được bao gồm trong đó như số điện thoại, email, website, địa chỉ thực của công ty…
4. Hồ sơ truyền thông
Trong thời đại công nghệ 4.0 như hiện nay, việc bao gồm hồ sơ mạng xã hội trên danh thiếp của bạn đã không còn quá xa lạ. Nhưng bạn không nhất thiết phải đưa ra toàn bộ thông tin về chúng.
Trước hết, bởi các quy tắc thiết kế đơn giản trong danh thiếp nên việc đưa quá nhiều thông tin sẽ làm name card của bạn bị "rối". Thứ hai, tạo cho các khách hàng tương lai cơ hội kết nối với bạn không có nghĩa là thể hiện quá nhiều về thông tin của mình. Hãy lên chiến lược về danh sách phương tiện truyền thông xã hội và chỉ liệt kê vài kênh mà khách hàng tiềm năng có thể có được một cái nhìn tốt về công việc của bạn thôi nhé!
Một name card chuyên nghiệp cần đảm bảo những yếu tố nào?
Name card là một ấn phẩm nhỏ trong bộ nhận diện thương hiệu nhưng lại có ý nghĩa lớn trong giao tiếp. Chúng sẽ giới thiệu bạn là ai, ở đâu, chức vụ gì….khi bạn đến gặp khách hàng sau câu chào hỏi. Đơn giản vậy nhưng nếu không có nó, bạn sẽ trở nên thiếu chuyên nghiệp, mất tự tin hơn.
Nội dung
Thông thường, chính bạn là người trao tận tay name card của mình cho khách hàng. Bởi vậy, nên sử dụng tối đa những nội dung đã được chắt lọc, và sắp xếp nó sao cho hợp lý và ấn tượng nhất. Bạn cần phải biết rằng điều gì làm cho bạn trở nên nổi bật giữa đám đông? Hãy cố gắng làm cho nó thật đơn giản và dễ nhớ nhất có thể.
Thiết kế
Nếu thiết kế name card của bạn trông không chuyên nghiệp, đó sẽ trở thành vấn đề của bạn. Một thiết kế chi tiết và phức tạp không phải là một thiết kế tốt vì có thể sẽ bị mất chi tiết khi in (đặc biệt đối với logo) và gây ra sự khó đọc. Bạn cần phải thấy rằng sự cân bằng giữa thiết kế và nội dung là rất quan trọng. Bạn cần phải để cho thiết kế của bạn có không gian để “thở” và đôi khi đó là những chỗ thú vị cho khách hàng ghi chú thêm trên name card của bạn. Vì thế, việc cân nhắc những thông tin đưa vào name card là vô cùng cần thiết đó!
Màu sắc
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng thực ra màu sắc luôn thấm nhuần với các mối quan hệ và ý nghĩa. Nếu bạn chọn một màu sắc phù hợp với thông điệp của bạn, nó sẽ hiển thị một cách vô thức tất cả những gì mà bạn muốn truyền tải.
Chất lượng in
Một doanh nghiệp tốt, một thương hiệu gây chú ý với khách hàng cần phải bảo đảm chất lượng in tốt. Với một sản phẩm chất lượng in thấp, có thể là thảm họa cho cái nhìn và cảm giác về tấm name card của bạn, hay nói cách khác là một cái nhìn không tốt về thương hiệu của bạn. Nếu bạn chỉ vì tiết kiệm một chút ít tiền mà cung cấp cho khách hàng những bản thiết kế được in trên chất lượng thấp, điều đó sẽ gây ảnh hưởng trái ngược lại với những gì bạn đang mong đợi.
Chất liệu giấy
Cho dù bạn có thích nó hay không, chất lượng về giấy mà bạn đang sử dụng sẽ nói điều gì đó về thương hiệu của bạn.Chất liệu giá rẻ, giấy mỏng, có thể đưa đến cái nhìn không tốt, ấn tượng ban đầu không hoàn hảo. Cảm giác khi cầm name card với chất liệu tốt luôn là một điều quan trọng.
Kích thước
Như mọi người đều biết, vấn đề về kích thước luôn là một sự lựa chọn khôn ngoan. Name card nhỏ hơn có thể là một sự mới mẻ, sáng tạo hoặc dễ thương, trong khi quy mô kinh doanh của bạn lớn, có thể giúp bạn nổi bật. Tuy nhiên, thường thì một tấm card nhỏ sẽ phù hợp hơn, một tấm card quá khổ sẽ nhận được sự vứt bỏ bởi vì nó hoàn toàn không phù hợp khi bỏ gọn gàng vào ví.
Lời kết
Trên đây là một vài nét cơ bản về name card mà các bạn nên biết. Trước khi in danh thiếp của mìm, bạn nên xem xét những vấn đề nêu trên, và xác định rõ những gì bạn muốn tấm name card thực sự nói về bạn và thương hiệu của bạn.
Và nếu bạn muốn tự tay thiết kế một chiếc name card mang phong cách, cá tính của riêng mình, hãy tham khảo ngay khóa học thiết kế của BBcosplay nhé!
bởi Quốc Cường vào | 624 lượt xem