1. Tây Tạng từng đóng cửa với khách du lịch
Trước khi mở cửa đón khách du lịch, Tây Tạng từng là một vùng đất khá khép kín khi hoàn toàn đóng cửa với khách du lịch. Phải đến năm 1980, nơi này mới đón chào những vị khách du lịch đầu tiên đến tham quan.
Hiện tại, mặc dù Tây Tạng vẫn đóng cửa vào dịp Tết (thường là từ tháng 1 đến tháng 2 trong năm) nhưng họ vẫn mở cửa đón du khách vào những tháng còn lại với điều kiện du khách phải tham gia một chuyến tham quan với hướng dẫn viên đi kèm.
2. Tây Tạng được coi là một trong những vùng hẻo lánh nhất trên trái đất
Do đặc điểm địa lý với địa hình đa phần là núi, Tây Tạng cũng là khu vực ít dân cư nhất tại Trung Quốc. Với dãy Himalaya hùng vĩ là đặc điểm nổi bật trong cảnh quan của Tây Tạng, trung bình những ngọn núi của khu vực này cao trên 6.000 mét.
Chính điều kiện tự nhiên có phần đặc biệt này đã biến Tây Tạng trở thành một trong những vùng hẻo lánh nhất trên trái đất nhưng cũng sở hữu khung cảnh hùng vĩ không nơi nào so sánh được.
3. 47% dân số thế giới phụ thuộc vào dòng nước ngọt từ Tây Tạng
Được mệnh danh là "cực thứ ba" trên Trái Đất, Tây Tạng có trữ lượng nước và băng lớn thứ ba trên thế giới sau Bắc Cực và Nam Cực. Với hồ, sông hoặc sông băng ở mỗi ngã rẽ, tài nguyên nước của khu vực này là không thể đong đếm.
Do vậy, đây cũng chính là đầu nguồn của nhiều con sông lớn nhất châu Á, bao gồm sông Mekong, sông Dương Tử và sông Indus.
4. Trẻ em tròn 1 tuổi phải ngâm dưới sông băng
Ở nơi mà khí hậu lạnh giá vô cùng khắc nghiệt, không phải ai cũng có thể dễ dàng tồn tại ở khu vực này. Do vậy, từ xa xưa, người Tây Tạng đã luôn được biết đến với việc rèn luyện thể lực để có thể chống chọi lại với thời tiết nơi đây ngay khi người đó chỉ là một đứa bé.
Theo thông lệ, hễ khi tới sinh nhật năm 1 tuổi của một đứa trẻ bất kỳ, một người phụ nữ có quyền thuật uy tín nhất trong làng sẽ mang đứa trẻ đem ngâm xuống dòng nước tan từ băng lạnh ngắt trong vòng 1 phút chỉ chừa mỗi phần đầu. Sau đó, đứa bé sẽ được đem lên, mặc đồ và quấn khăn bình thường. Nếu đứa trẻ đó vẫn sống và hoàn toàn bình thường nghĩa là chúng đã vượt qua được vòng tuyển lựa gắt gao mang tính sống chết của cuộc đời.
5. Tây Tạng không trồng được trà
Nhắc đến đặc sản Tây Tạng, chắc hẳn món trà bơ sẽ là thứ đầu tiên hiện lên trong danh sách này. Được biết, trà bơ là đồ uống truyền thống của vùng đất cao nguyên này. Đối với người dân nơi đây, trà bơ thậm chí còn được coi là một thứ "nước thần" nhờ công dụng giữ nhiệt và chất dinh dưỡng tuyệt vời giúp cơ thể có thể chống chọi với thời tiết khắc nghiệt.
Tuy nhiên, ít ai biết được rằng, cao nguyên Tây Tạng lại không phải nơi trồng ra những lá trà này. Theo đó, với đặc điểm khí hậu đặc trưng của mình, việc trồng trà là bất khả thi. Do đó, toàn bộ trà đều được trao đổi bằng ngựa và vận chuyển từ Ấn Độ sang với quãng đường gần 4000 km.
Chính vì chiều dài cùng với tính chất gian nan của tuyến đường vận chuyển, quãng đường "buôn trà đổi ngựa này" (Tea Horse Road) đã trở thành một trong những tuyến đường giao thương huyền thoại trên thế giới, tương đương với "con đường tơ lụa" danh tiếng trong lịch sử.
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 473 lượt xem