Cũng giống như Việt Nam, Trung Quốc cũng có rất nhiều các dân tộc cùng nhau sinh sống. Do sự khác nhau về khí hậu, địa hình, văn hóa mà mỗi dân tộc lại có những đặc trưng và sự thú vị riêng. Cùng khám phá nhé.
Trung Quốc có 56 dân tộc cùng nhau sinh sống
Nhờ diện tích rộng lớn mà các dân tộc tại Trung Quốc rất đa dạng, trong đó dân tộc Hán chiếm tỷ lệ lớn nhất.
Theo đó tại quốc gia này có tất cả 56 dân tộc trong đó 91.59% là người Hán, số dân tộc còn lại không nhiều, chỉ khoảng 6%. Người Hán chiếm tỷ lệ rất đông, phân bố chủ yếu ở khu vực đồng bằng, trung tâm trong khi đó các dân tộc còn lại chủ yếu sinh sống tại Đông Bắc, Tây Bắc, Tây Nam, Nam.
Trải qua hàng ngàn năm phát triển, một vài dân tộc thiểu số tại Trung Quốc đã dần bị các dân tộc có dân số lớn hơn đồng hóa và từ từ bị xóa sổ.
Dân tộc có số người từ 10 vạn đến 1 triệu người |
Dân tộc có số người từ 1 vạn tới 10 vạn người |
Dân tộc có số người dưới 1 vạn người |
Thổ Gia Kazakh Hà Nhì Thái Lê Jinsu Va Xa Cao Sơn Lahu Thủy Đông Hương Nạp Tây Thổ Lô Ba
|
Can cát Cảnh Phả Ta hua Mô Lao Khương Bu răng San ra Mao Nan Cơ lao Si ba A Xương Vu Mi Tát gích Nộ Ơ uôn khơ Băng Long Mô na Chi Nô |
U dơ bếch Bảo An Uy cu Kinh Tác ta Độc Long Ơ luân xuân Hô chê Nga
|
Đặc điểm văn hóa nổi trội của người Trung Quốc
Về giao tiếp
Trung Quốc nằm trong khu vực có nền văn hóa đậm nét phương Đông chính vì vậy mà có nhiều quy định khắt khe khi giao tiếp với người lạ, người quen. Cụ thể khi chào hỏi nhau, người Trung Quốc thường chỉ bắt tay thoải mái, thả lỏng chứ không siết chặt.
Những người có chức có quyền thường được chào hỏi trước chứ không phải người lớn tuổi hay phụ nữ. Bên cạnh đó người Trung Quốc cũng cấm kỵ việc vừa nói chuyện vừa dùng tay chỉ trỏ, một người lịch sự khi trò chuyện với người khác sẽ biết cách ngửa lòng bàn tay thật nhẹ nhàng và thoải mái hướng về phía người họ đang nói tới.
Bạn được phép hỏi người Trung Quốc những vấn đề cá nhân như về gia đình, công việc, tiền lương. Trong lần gặp đầu tiên chủ đề thường được nói tới sẽ về các lĩnh vực thể thao như bóng đá. Một vấn đề không nên được bàn luận tới là chính trị hoặc nói lời phê phán về các vấn đề nhạy cảm.
Về nghệ thuật
Trung Quốc có lịch sử dài lâu vì vậy văn hóa nghệ thuật của đất nước này rất đa dạng. Một số loại nghệ thuật là thế mạnh của Trung Quốc như:
-
Ca
-
Kịch
-
Kiến trúc
-
Mỹ thuật
Trong các môn nghệ thuật này thì kinh kịch và kiến trúc là 2 loại hình nghệ thuật nổi tiếng nhất của Trung Quốc. Ngoài ra đất nước này còn có những công trình kiến trúc cổ đại lên tới ngàn năm được cả thế giới ngưỡng mộ như:
-
Vạn Lý Trường Thành
-
Cung điện
-
Diện Hòa Viên
-
Lạc Sơn Đại Phật
Trong nghệ thuật của Trung Quốc thì kinh kịch là văn hóa đặc sắc nhất, loại hình này có nguồn gốc từ những vở diễn tuồng thời cổ đại, trước đó người ta thường hay gọi kinh kịch là ca kịch hay hý kịch.
Thể loại tuồng gồm có:
-
Ca múa
-
Các màn nhào lộn
-
Xiếc`
-
Diễn hoạt kê
Bên cạnh đó nghệ thuật hiện đại của Trung Quốc nổi trội nhất là lĩnh vực điện ảnh.
Về ẩm thực
Ẩm thực Trung Hoa lấy đạo Khổng Tử là trung tâm để phát triển vì vậy các món ăn của người Trung đều phải tuân theo thuyết quân bình âm dương hay cân bằng âm dương.
Các món ăn Trung Quốc là sự kết hợp tinh túy các loại nguyên liệu, lại đảm bảo an toàn với sức khỏe, bồi bổ cơ thể, nâng cao thể lực. Mỗi vùng miền các món ăn lại có hương vị, màu sắc đặc trưng khác nhau, cụ thể ở các vùng:
-
Sơn Đông
-
Tứ Xuyên
-
Giang Tô
-
Quảng Đông
-
Phúc Kiến
-
Hồ Nam
-
An Huy
Trong một ngày người Trung Quốc có 3 bữa ăn chính vào sáng, trưa và tối, họ ăn từ tốn, không được phát ra tiếng động hoặc gõ đũa vào bát nếu là phụ nữ.
Đặc điểm văn hóa của từng dân tộc
Hán
Là dân tộc có dân số đông nhất tại Trung Quốc, cũng giống như người Kinh mình. Người Hán chiếm tới 19% dân số toàn thế giới, đủ để thấy Trung Quốc đông dân như thế nào.
Vì người Hán phân bố ở gần hết các tỉnh và thành phố lớn vì vậy văn hóa của người Hán quyết định văn hóa đặc trưng Trung Quốc
Thổ Gia
Thổ Gia là dân tộc có số dân xếp thứ 6 tại Trung Quốc, họ sống tại núi Vũ Lăng, nằm trên ranh giới của 4 tỉnh Hồ Nam, Quý Châu, Hồ Bắc và Trùng Khánh.
Những nét văn hóa đặc trưng của dân tộc Thổ Gia là ca hát và khả năng sáng tác các bài hát và điệu nhảy truyền thống Bãi Trì. Bên cạnh đó họ cũng nổi tiếng với món thổ cẩm dệt tinh sả tiến cống cho cung đình.
Choang
Người Choang sinh sống chủ yếu tại khu tự trị dân tộc Choang, Quảng Tây thuộc phía Nam của Trung Quốc, ngoài ra cũng có một vài người sống tại Vân Nam, Hồ Nam, Quý Châu và Quảng Đông.
Người Choang đa số theo Sư công giáo và Mo giáo với biểu tượng chú Buluotuo thể hiện cho nền văn hóa tín ngưỡng của người Choang.
Mãn
Vào thời phong kiến, Mãn là một trong những dân tộc có dân số đông nhất. Học có nguồn gốc từ Mãn Châu, thuộc vùng Đông Bắc Trung Quốc, một số người ở tại miền Đông Nam nước Nga.
Sau đó một một thời kỳ lịch sử, người Mãn đã lật đổ triều Minh tạo nên triều Mãn Thanh. Cho tới ngày nay, người Mãn hầu hết đã bị đồng hóa bởi người Hán, tiếng Mãn không còn nữa.
Hồi
Người Hồi là một dân tộc thiểu số. Họ có ngoại hình, tập tính sinh hoạt lẫn văn hóa đều giống người Hán, chỉ có điểm khác là họ theo đạo Hồi.
Người Hồi không ăn thịt lợn, thịt chó, thịt ngựa và uống rượu. Những người đàn ông theo đạo hồi phải đội mũ trắng, đàn bà đội khăn quàng và che mặt bằng khăn ở một số địa điểm. Phần lớn những người theo đạo hồi hiện đang sống ở đảo Hải Nam.
H’Mông (Miêu)
Người H’Mông là dân tộc lớn thứ 5 tại Trung Quốc, họ sinh sống trong các vùng núi của Trung Quốc và một số quốc gia lân cận như Việt Nam, Lào, Myanmar, Thái Lan.
Người H’Mông chia thành các phân nhóm như
Người H’Mông sinh sống ở các vùng núi của Trung Quốc và một số quốc gia Đông Nam Á như Lào, Việt Nam, Thái Lan, Myanmar. H’Mông, Hmu, Hmao và Ghao Xong, họ có những tập tục văn hóa rất độc đáo như chợ phiên, bắt vợ, đón Tết,...
Người Di (Lô Lô)
Người Di sống chủ yếu ở tiểu vùng Nam Trung Quốc, ở phía Bắc của bán đảo Đông Dương. Người Di chủ yếu canh tác ngô và lúa nương, họ có nhiều dòng họ và mỗi họ sẽ ở cùng nhau để tạo thành một làng, xóm.
Văn hóa của người Di có rất nhiều điệu múa, bài ca và câu chuyện cổ đặc sắc. Ngoài ra người Di còn có những hoa văn thêu khăn, áo, váy rất đặc sắc và sặc sỡ. Đặc biệt nhất dân tộc này lấy tôn thờ tổ tiên là chính và có truyền thống đúc trống đồng nổi tiếng.
Mông Cổ
Người Mông Cổ sống du mục trên thảo nguyên tại Nội Mông, Đông Bắc Trung Quốc, Tân Cương. Một điều khá thú vị là người Mông Cổ hiện đang sống ở Trung Quốc có dân số cao gấp đôi so với dân số ở nước Mông Cổ.
Người Mông Cổ nổi tiếng với các món rượu được chế biến từ sữa dê, họ sống du mục, thích săn bắn và nuôi gia súc chăn thả trên thảo nguyên.
Bố Y
Dân tộc Bố Y hay còn có tên gọi khác là Chủng Chá, Pu Nà hay Trọng Gia. Người Bố Y sinh sống chủ yếu tại vùng Nam của Trung Quốc, về phía Bắc của Việt Nam. Mặc dù người Bố Y đã được công nhận là một dân tộc, công dân của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Quốc nhưng họ lại tự nhận mình là người Mãn hay người Tráng.
Người Bố Y có hệ thống các câu ca dao, tục ngữ và những câu hát dân ca phong phú, độc đáo nổi tiếng vẫn còn được lưu giữ lại cho đến tận ngày nay. Bên cạnh đó người Bố Y cũng khiến cả thế giới phải trầm trồ về những bộ trang phục truyền thống vô cùng đặc sắc và phong phú.
Tạng
Người Tạng hay còn có tên gọi khác là người Tây Tạng, họ sinh sống tại Tây Tạng - một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. Hầu hết những người Tạng đều theo tôn giáo Phật giáo Tây Tạng.
Người dân tộc Tạng có các loại hình nghệ thuật đặc sắc như kiến trúc, ca kịch, đặc biệt dân tộc này có nền y khoa thuộc dạng lâu đời nhất trên thế giới. Họ để tóc dài, diện đồ bằng da cừu để giữ ấm.
Đồng
Người Đồng hiện đang sống tại Quảng Tây, Hồ Nam và Quý Châu cũng như các khu tự trị Ân Thi của tỉnh Hồ Bắc tại Trung Quốc. Dân tộc này có nền ẩm thực phong phú với nghề mộc điêu luyện. Người Đồng có các món ăn phổ biến là dưa muối, thịt ướp muối, cá và cơm nếp.
Họ có tất cả 2 lễ hội lớn nhất là Tết Giao Kiều và Tết Tân hôn. Trong những lễ hội truyền thống, người Đồng thường ăn mặc rất cầu kỳ, nữ giới sẽ phải đội các loại nón có nhiều hoa văn đặc sắc.
Dao
Người Dao sinh sống chủ yếu ở phía Nam của Trung Quốc và một số vùng lân cận ở các nước Đông Nam Á như Việt Nam. Họ sử dụng ngôn ngữ gốc Hán đã được điều chỉnh lại để cho phù hợp, được gọi là tiếng Nôm Dao.
Người dao có một kho tàng văn thơ vô cùng đa dạng và độc đáo, được duy trì và truyền bá cho tới tận ngày nay. Hiện tại các nhà nghiên cứu văn họa của Trung Quốc đã sưu tầm được tất cả 23 khổ truyện thơ của dân tộc này.
Cũng như đa số các dân tộc khác ở phương Đông, người Dao rất coi trọng việc thờ cúng tổ tiên. Trong quan niệm của họ ông bà tổ tiên luôn dõi theo và bảo vệ họ ở một phương trời khác.
Triều Tiên
Trên thực tế những người Triều Tiên di cư tới Trung Quốc từ Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc. Tuy nhiên vì sinh sống lâu năm mà chính phủ Trung Quốc đã công nhận người triều Tiên là một trong những dân tộc của họ. Người Triều Tiên sống tập trung ở Châu tự trị dân tộc Triều Tiên Diên Biên.
Thời gian đầu khi mới di cư, người Triều Tiên giữ vững nếp sống văn hóa của mình bằng cách không kết hôn cùng người Trung Quốc. Tuy nhiên cho tới ngày nay, họ bắt đầu bỏ những tập tục trước kia và dần sống hòa đồng hơn với người Trung Quốc.
Người Hà Nhì
Người Hà Nhì sinh sống tại các vùng miền núi giáp ranh giữa Trung Quốc với các nước Đông Nam Á trong đó có nước Việt Nam ta. Tổ tiên của dân tộc Hà Nhì chính là người Khương, di cư từ trên cao nguyên Thanh Tạng xuống dưới vùng phía Nam của Trung Quốc.
Khi tới các bản làng sinh sống của người Hà Nhì, bạn sẽ hoàn toàn choáng ngợp bởi khung cảnh những thửa ruộng bậc thang choáng ngợp đẹp đến mê hồn.
Người Hà Nhì rất giỏi trong việc dệt vải, đan lát đặc biệt họ có trình độ dân trí rất cao mặc dù chỉ sinh sống ở các vùng núi hẻo lánh.
Cơ Nặc
Dân tộc Cơ Nặc còn có tên gọi khác là người Jino, họ sử dụng ngôn ngữ chính là ngôn ngữ của tộc người Tạng - Miến. Người Cơ Nặc sống chủ yếu của Châu tự trị Tây Song Bản Nạp thuộc tỉnh Vân Nam.
Trên đây là những nét nổi bật của các dân tộc đặc trưng ở Trung Quốc. Chính những dân tộc này đã góp phần làm cho nền văn hóa của Trung Hoa thêm phần đặc sắc và giàu truyền thống hơn rất nhiều. Với hơn 56 dân tộc cùng nhau sinh sống trên khắp lãnh thổ Trung Hoa, để có thể hiểu hết bạn sẽ cần phải bỏ ra rất nhiều thời gian để tìm hiểu nghiên cứu. Tuy nhiên nếu bạn đang du học tại Trung Quốc thì bạn sẽ dễ dàng tìm hiểu hơn rất nhiều.
Hy vọng những thông tin về văn hóa đặc sắc của dân tộc Trung Quốc sẽ giúp các bạn thêm yêu mến mảnh đất này và có hứng thú học tiếng Trung hơn nhé. Chúc các bạn thành công!
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 1281 lượt xem