Hiện nay, phương pháp thêu vi tính đang dần trở nên phổ biến hơn trong ngành công nghiệp dệt may. Song, liệu bạn đã hiểu hết về khái niệm “không mới nhưng cũng chưa cũ này”?
Với độ phổ cập không ngừng của công nghệ vi tính, bạn cũng nên cần hiểu hơn về khái niệm này, đặc biệt là những ai đang làm trong ngành dệt may.
Vậy, hãy cùng mình tìm hiểu các thông tin cơ bản nhất về dệt vi tính và lịch sử phát triển của nó nhé!
Thêu Vi Tính Là Gì ?
Hiểu đơn giản thì thêu vi tính là việc thêu được điều khiển qua máy tính. Còn nếu muốn hiểu cụ thể thì đây là phương pháp thêu được điều khiển qua một hệ thống máy tính được lập trình sẵn. Chính nhờ sự giúp đỡ của máy móc và công nghệ vi tính nên độ chính xác của phương pháp này đạt 99%, một con số không tưởng.
Hiển nhiên, với sự giúp đỡ của máy móc thì công việc của con người có thể trở nên dễ dàng hơn. Và thêu dệt cũng không ngoại lệ.
Phương pháp thêu vi tính ra đời nhằm thay thế cách thêu may truyền thống vốn đã rất mất thời gian và công sức. Ngoài ra, thêu vi tính còn giúp tiết kiệm chi phí nhân công và có thể làm được khối lượng sản phẩm khổng lồ chỉ trong thời gian ngắn nên rất được phát triển. Công nghệ thêu này hiện nay được sử dụng rất phổ biến để thêu logo lên các loại đồng phục công ty , các loại áo nhóm hay áo quảng cáo.
Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ thêu vi tính
Để có được chỗ đứng trong ngành dệt may như ngày hôm nay, công nghệ dệt thêu đã trải qua rất nhiều năm hình thành và phát triển. Vậy bạn có tò mò quá trình ấy diễn ra như thế nào?
Sự ra đời của của chiếc máy thêu vi tính đầu tiên
Năm 1970, khi dệt truyền thống còn đang phổ biến, thì một chuyên gia người Hà Lan tên Peter Haase đã đặt những nền móng đầu tiên cho công nghệ dệt thêu vi tính bằng cách đưa ra nội dung kế hoạch cho hệ thống máy thêu đầu tiên.
Nội dung chính của bản kế hoạch chủ yếu nói về nguyên lí hoạt động của máy thêu. Đó là: đâm các thiết kế qua băng giấy rồi chạy qua máy thêu. Nhưng điểm trừ lớn nhất của bản kế hoạch này chính là chỉ cần sau một khâu nhỏ sẽ làm hỏng toàn bộ hệ thống
Thử nghiệm thêu vi tính trên khung dệt
Bản kế hoạch của Peter Haase đã truyền cảm hứng để vào năm 1980, máy thêu vi tính đầu tiên xuất hiện trên thị trường. Máy thêu này được điều khiển bởi hệ thống máy tính mini. Hệ thống phân phối mới được hình thành có tên Melco do Randal Melton và Bill Childs đã tạo nên những mẫu thêu đầu tiên trên khung dệt.
Cải tiến & đổi mới hệ thống thêu vi tính
Dù gì đi nữa, cũng không thể phủ nhận rằng: những sản phẩm thêu bằng tay luôn có những mẫu mã đẹp, đa dạng và chất lượng hơn. Song, những sản phẩm thêu đó chỉ được đánh giá cao khi được thực hiện bởi những người có tay nghề cao, thâm niên trong nghề lâu hay những nghệ nhân thêu thùa. Còn những người mới chập chững tập thêu thì phải mất nhiều thời gian để được đánh giá cao sản phẩm.
Chính vì vậy, việc áp dụng phương pháp thêu truyền thống tốn rất nhiều công sức và thời gian mà năng suất lại không khả quan là mấy. Do đó, người ta quyết tâm đổi mới và cải tiến phương pháp thêu vi tính để có thể phục vụ cho quy mô sản xuất của những doanh nghiệp may mặc.
Năm 1984, hệ thống máy thêu tự động ra đời, có sự hỗ trợ của phần mềm thiết kế mẫu thêu, điều khiển dưới hệ thống máy tính được lập trình sẵn. Qua đó, đã làm cải thiện hơn rất nhiều về tốc độ và sản lượng thêu, thúc đây ngành công nghiệp may mặc thế giới phát triển.
Thêu vi tính đầu tiên xuất hiện ở Việt Nam
Năm 1990, phương pháp thêu vi tính được du nhập vào Việt Nam. Tuy nhiên, vào thời điểm đó, chưa có hệ thống máy thêu kèm theo, mẫu thêu chủ yếu do khách hàng cung cấp là chính.
Song, cho đến hôm nay, tức là trải qua hơn 30 năm phát triển và cải tiến, công nghệ thêu vi tính đã được cải thiện hơn rất nhiều về hệ thống máy móc, chương trình đồ họa, đáp ứng tốt nhu cầu về thời gian, sản lượng và yêu cầu khách hàng.
Ưu và Nhược điểm của công nghệ thêu vi tính
Ưu điểm của thêu vi tính:
– Thời gian nhanh: do được điều khiển bởi hệ thống máy tính đã được lập trình sẵn nên tốc độ thêu rất nhanh, đáp ứng được những đơn hàng lớn. Dĩ nhiên điều này thêu truyền thống khó có thể làm được.
– Chất lượng tốt:, ít bị ảnh hưởng bởi quá trình giặt.
– Giá thành rẻ so với những phương pháp thêu khác thì thêu vi tính rẻ hơn nhiều nên được dùng phổ biến.
– Độ chính xác cao: đạt 99%, có thể tạo sự đồng đều cho sản phẩm.
– Mũi thêu đa dạng và phong phú: có thể phối màu, tạo mẫu bằng vi tính.
Nhược điểm công nghệ thêu vi tính:
– Hạn chế những mũi thêu quá cầu kì, chi tiết, phức tạp
– Độ nét của hình thêu không bằng thêu truyền thống.
– Các đường nét khi thêu khá thô, chưa đạt được sự mềm mại như thêu thủ công.
– Vải mỏng, mềm không sử dụng được thêu vi tính.
Bảng giá thêu vi tính giá rẻ
Giá thêu vi tính lên các loại đồng phục áo thun , áo sơ mi, áo khoác….tùy thuộc vào những cơ sở khác nhau, song, mình xin đưa ra một bảng giá mang tính chất tương đối để mọi người tham khảo. Lưu ý là số lượng thêu càng lớn thì giá càng rẻ nha.
Địa điểm thêu vi tính uy tín
Để mọi người có thể tìm được những nơi thêu vi tính đảm bảo, mình sẽ giới thiệu 2 xưởng thêu, một ở Hà Nội, một ở TP. Hồ Chí Minh để mọi người tham khảo nhé!
Xưởng may đồng phục Hải Anh (Hà Nội): có lẽ với những bạn học sinh thì đây là một cái tên quen thuộc bởi được đây là nơi cung cấp những mẫu áo lớp, đồng phục áo thun rất đẹp. Đặc biệt sở hữu hệ thống thêu vi tính hiện đại nhập khẩu, công suất lớn với những mũi thêu khá đẹp, không bị bung hay xù.
Xưởng may đồng phục Thiên Phước (tp. HCM): cũng như xưởng Hải Anh, Thiên Phước cũng cung cấp những mẫu đồng phục đẹp, những mũi thêu đẹp, có thể đáp ứng tốt nhu cầu của khách hàng. Trang thiết bị hiện đại được nhập từ những thương hiệu uy tín với công suất tương đối lớn, hình thêu đạt chất lượng tốt.
bởi Quốc Cường vào | 280 lượt xem