Trào Lưu Mặc Cổ Phục Của Giới Trẻ. Thế Nào Là Tương Lai Của Quá Khứ

Trào lưu mặc cổ phục 

Trước đây khi nhắc đến cổ phục nhiều người chỉ biết đến Hán phục (Hanfu) của Trung Quốc, Hàn phục (Hanbok) của Hàn Quốc và Hòa phục (Wafuku hay Kimono) của Nhật Bản. Nhưng hiện nay, với những nỗ lực phục dựng trang phục cổ Việt Nam của các bạn trẻ, khái niệm “Việt phục” đã trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết, đưa cổ phục Việt từng bước đứng ngang hàng với các nước trên thế giới.

Trào lưu mặc cổ phục
Trang phục truyền thống được các bạn trẻ đưa vào môi trường học đường một cách tự nhiên, thể hiện niềm tự hào và mong muốn gìn giữ những giá trị cổ xưa của dân tộc.

Những bộ trang phục của quá khứ được tạo nên một sứ mệnh mới trong cuộc sống hiện đại đã cho chúng ta thấy, giới trẻ hiện nay không phải không quan tâm tới lịch sử mà họ chỉ nghiên cứu và phát triển chúng theo cách của mình.

Trào lưu mặc cổ phục
Giới trẻ ngày nay dám nghĩ, dám làm, cầu thị, luôn lắng nghe và am hiểu công nghệ đó chính là tương lai phát triển của văn hóa Việt Nam.

Có thể thấy rằng cách tốt nhất để bảo tồn các di sản văn hoá là “cho chúng một đời sống trong xã hội hiện đại” (trích lời ông Kim Dong Il, Giám đốc Phát triển Sản phẩm Du lịch – văn hóa, Tổng cục du lịch Hàn Quốc) chứ không phải chỉ trưng bày và bảo vệ trong lồng kính.

Tương lai của quá khứ

Tương lai của quá khứ được hiểu như thế nào?  tương lai trong quá khứ ở đây được nói đến có nghĩa là cổ phục Việt từ xa xưa trong quá khứ đã không được biết đến nhiều và hiện nay các bạn trẻ ra sức cùng nhau xây dựng trào lưu mặc cổ phục Việt với mong muốn trang phục truyền thống của đất nước mình được biết đến rộng rãi và trong tương lai sẽ ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn nữa để trang phục truyền thống Việt Nam không bị lãng quên.

Vậy nên, xin đừng quá khắt khe với giới trẻ, hãy mở lòng và đón nhận những hoạt động ấy. Hãy góp ý, giúp đỡ về chuyên môn, định hướng cách hoạt động để các hoạt động này có thêm cơ sở khoa học để trở nên quy mô, chuyên nghiệp hơn. Hoặc có thể tạo ra những dự án tiềm năng để thu hút đầu tư thay vì tự đóng góp, kêu gọi ủng hộ của cộng đồng. Để chúng ta cùng chung tay gìn giữ những nét đẹp của Văn hóa Việt và đưa văn hóa Việt vươn ra thế giới.

bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 469 lượt xem

Có thể bạn muốn xem