Vải Lanh là gì ?
Vải lanh là loại vải được làm phần lớn từ các phần vỏ, xơ hoặc là sợi của cây lanh. Loại cây này chủ yếu mọc ở những khu vực có khí hậu mát mẻ. Ở Việt Nam loại cây này có chủ yếu ở Phía Tây Bắc của nước ta, khu vực có nhiệt độ tương đối lạnh, mát đặc biệt là ở Sapa.
Sau khi khai cây lanh, chúng sẽ được đem về xử lý trước khi tạo thành các sợi. Rồi từ các loại sợi dài ngắn dệt thành vải lanh như hiện nay.
Thời xưa thì vải lanh trơn được dệt theo cách truyền thống, đó là quay tơ nhưng với sự phát triển của khoa học và kỹ thuật ngày nay thì các sợi lanh đã được đưa vào các máy dệt, sau đó tạo thành vải. Đặc điểm của cách làm này chính là cho năng suất cao hơn, đa dạng hơn về màu sắc, hoa văn.
Sự xuất hiện của loại vải này đã có từ rất lâu đời, nhưng hiện nay nó vẫn là một trong những loại vải được ưa chuộng nhất trên thị trường thời trang.
Lịch sử hình thành và phát triển vải lanh
Tại khu vực Lưỡng Hà cổ xưa, con người đã biết trồng cây lanh sử dụng để dệt vải. Nhưng phần lớn nó chỉ được dùng cho tầng lớp quý tộc.
Nếu ai đó đã từng nhìn thấy xác ướp Ai Cập, ắt hẳn bạn sẽ thấy nó thường quấn một lớp vải bên ngoài thì vải đó được làm từ cây lanh mà thành. Bên cạnh đó nó cũng được dùng để làm các bộ trang phục truyền thống tại nơi đây.
Các nhà khảo cổ học trong một lần khám phá mộ cổ, đã tình cờ phát hiện một mảnh vải lanh nhuộm trong một hang động, sau đó được đem về kiểm tra, phân tích và đánh giá Vải có nguồn gốc cách đây khoảng 36,000 năm, điều này chứng tỏ vải là một trong những loại xuất hiện đầu tiên.
Vào năm 1881, khi phát hiện ra Lăng Mộ của Vua Pharaoh Ramses II thì các nhà khảo cổ thấy vải lanh ở đây vẫn ở trang thái nguyên vẹn mặc dù nó đã trải qua hơn 3000 năm.
Bên cạnh đó còn có các xác ướp của “Kaboolie”, con gái của một tu sĩ Ammon. Hay lăng mộ của Tutankhamen cũng có xuất hiện vải lanh ở tình trang y nguyên, điều đó cho chúng ta thấy độ bền của vải làm từ cây lanh là cực kỳ cao.
Vải lanh bắt đầu được các nhà sử sách ghi chép lại lần đầu cách đây khoảng hơn 4000 năm tại Ai Câp. Bên cạnh đó còn có rất nhiều phiến đá xuất hiện các văn bản viết tay được viết nên.
Chữ thời kỳ này được viết bởi ký tự âm tiết Linear B ở Pylos, Hy Lạp nó xuất hiện dưới dạng chữ tượng hình được gọi là “li-no”, còn những người Nữ dệt gọi là “li-ne-ya”.
Đến thể kỷ thứ 12 chúng ta đã tìm thấy những ghi chép nói về việc giao dịch giữa thương nhân Phoenicia và người dân ở Địa Trung Hải, bên cạnh đó họ cũng giới thiệu về việc trồng cây lanh và làm vải lanh ở Ireland có từ TCN.
Năm 1685 khi mà sắc lệnh Nantes bị thu hồi, thì có rất nhiều người Huguenot vượt biên và trốn khỏi Pháp để đến được quần đảo anh. Trong số những người này đã xuất hiện một người dệt vải hàng đầu tại thị trấn Cambrai đó chính là Louis Crommelin.
Ông đã trốn khỏi nơi đây, rồi bươn trải ở nhiều nơi và sau cùng ông định cư cùng gia đình tại thị trấn Lisburn.
Từ Lisburn để có thể đến với trung tâm sản xuất vải lanh nổi tiếng nhất trong thời kỳ đó thì mất khoảng 10 dặm. Cái tên Linenopolis bắt đầu được xuất hiện trong thời kỳ Victoria thời mà vải Lanh cực thịnh nhất.
Trong thời kỳ chiến tranh thế giới thứ nhất diễn ra, Louis Crommelin đã bước đầu cải tiến được ngành dệt may và với những đóng góp của ông cho ngành dệt vải lanh, ông đã được bổ nhiệm là người chịu trách nhiệm để phát triển lĩnh vực dệt vải lanh.
Thành quả của ông đã được đền đáp khi vào năm 1711 thành lập nên hội đồng quản trị các nhà sản xuất vải lanh ở Ireland.
Chỉ sợi lanh
Sợi lanh là một loại sợi có dạng vỏ, chiều dài của nó nằm vào khoảng 25 cho đến 150mm. Đường kính trung bình của sợi sẽ từ 12 μm đến 16 μm.
Được chia thành hai loại sợi bao gồm: Sợi sơ ngắn dùng cho vải thô, sợi sơ dài dùng cho những loại vải cao cấp.
Nếu muốn nhận biết sợi lanh thì theo hình học, mặt cắt ngang của sợi sẽ có dạng đa giác không đều.
Tính chất – đặc điểm đặc biệt của vải lanh
Khi tiếp xúc với lanh ta sẽ cảm giác mát mẻ, sờ vào thấy mịn. Khi giặt thì cảm thấy mềm.
Nếu quần áo không được bảo quản kỹ càng sẽ làm cho vải nhiều nếp nhăn, co nhàu thì những vị trí đó rất dễ bị đứt các sợi chỉ lanh và làm rách vải. Những nơi hay bị nhất đó chính là ở cổ áo, đường viền hoặc những nơi mà bị nhăn khi ủi đồ.
Vải có độ bóng tự nhiên khá cao, màu sắc của vải có thể thay đổi từ màu trắng ngà, màu mộc, nâu vàng và cũng có thể là màu xám.
Vải lanh trắng tinh cũng được làm ra như nhiều loại vải khác, đó là tẩy trắng kỹ trước khi đem đi nhuộm.
Vải có tính chất dày và mỏng, tạo cảm giác hơi xoăn và nhám, điều đặc biệt ở đây là nó có thể thay đổi từ cứng và thô, sang mềm mại và mịn màng.
Khi được bạn xử lý vải đúng theo quy chuẩn thì vải lanh có khả năng hấp thụ và xả nước rất nhan. Nó có thể đạt được độ ẩm ở mức tối đa lên đến 20% mà không gây ra cảm giác ẩm ướt khi sử dụng.
Về độ bền và đẹp của vải lanh là không thể bàn cãi, và nó là một trong số hiếm các loại vải mà khi bị ướt lại cứng hơn khi khô.
Các sợi lanh có khẳ năng kéo giãn kém nhưng chịu mài mòn tốt. Tuy nhiên, vì các sợi lanh có tính đàn hồi thấp, do đó vải sẽ bị đứt nếu nó thường xuyên bi gấp và ủi tại cùng một vị trí nhiều lần liên tục.
Nấm mốc, mồ hôi, và hóa chất dùng để tẩy rửa cũng có thể làm hư hại vải, nhưng nó là loại vải duy nhất không sử dụng chất hóa học vẫn có thể chống được nhậy và bọ thảm.
Về cơ bản thì vải cũng khá dễ sử dụng vì có thể giặt khô, giặt máy hoặc là giặt hấp. Nó cũng có khả năng chống bám vụi và vết bẩn cao. Vải cũng không bị xơ hay sờn.
Lưu ý rằng vải bạn không nên được làm khô quá mước cho phép. Nó rất dễ bị gấp nếp nên cần phải được bảo quản tốt và ủi thường xuyên để duy trì độ mịn của vải. Sau khi sử dụng xong nên treo, và móc lên hạn chế gấp cất tủ.
Có một đặc điểm mà nó vừa được xem là khuyết điểm vừa được coi là ưu điểm chính là “Slub”. Đối với quần áo thì là một bộ đồ có chất lượng thấp ngược lại với vật dụng trang trí nội thất thì lại được coi là thứ để tạo nên nét thẩm mỹ tự nhiên và tính toàn vẹn của vải.
Quá trình sản xuất vải lanh
Chất lượng thành phẩm được làm từ sợi lanh sẽ bị phụ thuộc nhiều vào điều kiện trồng trọt, cũng như kỹ thuật thu hoạch .
Để có thể tạo ra được sợi lanh dài nhất, tốt nhât thì người ta phải nhổ toàn bộ cây hoặc là cắt sát gốc cây. Sau khi thu hoạch xong thì hạt giống sẽ được đem đi tách ra bằng quá trình cơ học gọi là sàng lọc rồi tiếp tục đem đi trồng.
Để có thể tách được phần xơ ra từ thân cây thì đầu tiên ta cần phải giầm cây lanh. Nó sử dụng các loại vi khuẩn có ich để có thể tự phân hủy Pectin làm cho các sợi gắn kết lại với nhau.
Bên cạnh đó nó cũng có thể sử dụng chất hóa học để giầm, nhưng điều này sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng của vải cũng như chất lượng thành phẩm đối với sợi lanh.
Thông thường để giầm tự nhiên thì chúng ta có thể làm nó trong các bồn, bể chưa hoặc trực tiếp ở ngoài đồng ruộng lanh.
Bước tiếp theo sau quá trình giầm chính là dập. Công đoạn này sẽ diễn gia vào hai mốc thời gian chủ yếu là tháng 8 và tháng 12.
Ở bước này sẽ loại bỏ các phần gỗ của thân cây, bằng cách đem chúng đi nghiền giữa hai con lăn được làm từ kim loại, điều này sẽ làm cho các bộ phận của thân cây sẽ được tách ra.
Phần xơ lanh để làm sợi sẽ được tách ra để riêng, còn những phần khác như hạt lanh, mảnh vụn hay là xơ dạng ngắn được dành cho các mục đích sử dụng khác.
Tiếp đến là bước chải sợi lanh, Các sợi ngắn sẽ được lọc ra bằng lược giống như chúng ta chải tóc hằng ngày vậy. Những sợi mềm và dài nó sẻ ở dại.
Sau khi các sợi lanh đã được tách ra và xử lý cong, chúng thường sẽ được đem đi xe thành sợi hoặc trực tiếp đem dệt thành vải.
Khi dệt vải xong không thể quên khâu tẩy trắng rồi mới đem đi nhuộm và in
Bên cạnh đó Sỉ Tân Bình sẽ giới thiệu đến mọi ngượi một phương pháp dệt khác khá thú vị mang tên bông vải hóa.
Công nghệ này sẽ tạo ra vải nhanh hơn và yêu cầu ít trang thiết bị hơn.
Để làm được điều này chúng ta cần phải sử dụng các loại máy móc chuyên dùng cho sợi bông, nhưng điểm yếu ở đây là sợi vải khi làm xong không còn giữ được vẻ bề ngoài của vải lanh.
Cây lanh hiện đang được trồng ở nhiều nơi trên thế giới đặc biệt là ở Tây Âu. Nhưng vì sự phát triển của công nghiệp, nên dần đang được chuyển hướng sang khu vực khác như Đông Âu và Trung Quốc.
Mặc dù ở cả 3 khu vực này có lượng hàng hóa lớn nhưng chất lượng lại không thể so sánh được với những Ireland, Ý, Bỉ hoặc là Ba Lan, Pháp, Đức, Litva., Ấn Độ….Hiện nay Mỹ là một trong những nước nhập khẩu loại vải này hàng đầu để dùng cho thị trường bọc vật dụng hàng hóa.
Ứng dụng vải lanh trơn
Trong 3 thập kỷ qua việc ứng dụng loại vải này đã có rất nhiều sự thay đổi. Năm 1990 có tới hơn 70% vải lanh được dùng cho ngành dệt may nhưng ở thời kỳ trước kia cụ thể là năm 1970 chỉ có khoảng 5% được sử dụng để phục vụ cho ngành thời trang.
Hiện nay vải được dùng nhiều để sản xuất chăn ga gối đêm, khăn ăn, khăn trải bàn,… , các mặt hàng dùng để trang trí nội, ngoại thất thương mại như tấm phủ nền / tường, bọc cho ghế, trang trí cửa sổ,…, không thể thiếu các mặt hàng may mặc như: áo đồng phục, váy, áo sơ mi, … cho đến những sản phẩm công nghiệp: tranh sơn dầu, túi đựng hành lý, hoặc là chỉ khâu,…
Một thời được nó được ưa chuộng sử dụng để làm phần họa tiết cho mu giày lười, nhưng giờ thì người ta hay sử dụng sợi tổng hợp để làm điều này.
Với những người đàn ông ở thế kỷ 20 và 21, bạn thường bắt gặp một số người đàn ông mặc áo Vest hoặc Sơ mi, thường gấp một mảnh khăn vải để ở phần ngực áo, điều này sẽ giúp cho người đàn ông trở nên lịch lãm và sang trọng hơn.
Hiện nay một số nhà nghiên cứu trên thế giới cũng đang thử nghiệm sự kết hợp giữa hai loại sợi tự nhiên, được xem là tốt nhất và rẻ nhất đó là sợi bông và sợi lanh để có thể tạo ra một loại chỉ mới điều này sẽ cải thiện chất lượng của vải Cotton chéo trong thời tiết nóng và ẩm.
Vải lanh hiện nay cũng được nhiều họa sỹ sử dụng để làm nền cho tranh sơn dầu. Ở Mỹ người ta ưa chuộng vải bông hơn là vải lanh vì giá của bải bông rẻ bằng 1 phần 3 so với lanh, chỉ có những người họa sĩ chuyên nghiệp hoặc các nghệ sĩ mới hay sử dụng chúng.
Tuy nhiên khác với Mỹ, tại châu Âu, Lanh thường là loại vải nền duy nhất được sử dụng cho các cửa hàng nghệ thuật; ở Anh có sẵn cả vải lanh và bông nhưng bông là loại có giá rẻ hơn. Nhưng loại vải vải được ưa chuộng hơn lại là Lanh vì tính chắc chắn, độ bền của nó.
Tiêu chuẩn đo lường của vải cây lanh trên thế giới
- Đơn vị tiêu chuẩn dành riêng cho chỉ lanh là “Lea”.
- Độ dài sẽ được tính bằng “Yard” ( Thước ) của một Pound (cân) rồi chia cho 300
Để dễ hiểu hơn tôi có một ví dụ như sau:
Bạn mua sợi lanh có kích thước là 1 “lea” nó sẽ có chiều dài là 300 (Yard)/1 Pound
Một số loại vải tốt ở Ireland nó có thể lên tới 40 lea và sẽ cho 12,000 Yard/1 Pound.
Cách tính chiều dài này dựa trên phép tính gián tiếp tùy theo độ mịnh của vải, tức là số đơn vị chiều dài trên một đơn vị khối lượng. được ký hiệu là “Nel”
Nếu xét ở Việt Nam hoặc là một số nước châu Âu khi sử dụng hệ mét vàKg thì lại biểu thị chiều dài 1000 Nm trên mỗi Kg
Còn tại Trung Quốc, đơn vị trong hệ thống bông vải sẽ dùng là NeC. Quy đôi ra thì nó sẽ tương đương với chiều dài khoảng 840 Yard trên một Pound.
Ưu nhược điểm của vải lanh đũi nhật
Ưu điểm:
- Có độ bền cao.
- Vải có độ bóng tự nhiên rất cao.
- Có khả năng thấm hút tốt.
- Không gây dị ứng với mọi loại da.
- Thuận tiện khi sử dụng kể cả giặt tay hoặc là giặt máy
- Thân thiện với môi trường
Nhược điểm
- Có độ co giãn, đàn hồi thấp
- Dễ bị nhăn áo, thường xuyên phải ủi đồ.
- Dễ bị gãy sợi chỉ nếu bảo quản không tốt làm rách áo.
Có thể bạn chưa biết về Vải Lanh
- Váy làm từ vải lanh đã xuất hiện từ 2800 năm trước công nguyên.
- Thời xưa vải từng được sử dụng để làm sách, bạn có thể tìm hiểu về cuốn sách cổ Liber Linteus.
- Tiền giấy được làm từ 25% vải lanh và 75% bông
- Đồ bền khi ướt cao hơn khô.
- Được người trung cổ làm lá chắn và áo giáp hoặc là dây cung.
- Ướp xác cơ thể ở Ai Cập
bởi Quốc Cường vào | 352 lượt xem