1. Tổng quát thuật ngữ Gundam và Gunpla
Bandai:
- công ty giữ bản quyền thương hiệu “gundam” hiện nay. Các phim gundam thường được giao cho 1 công ty con là Bandai Sunrise phụ trách.
Hãy bắt đầu với Mobile Suit trong thuật ngữ Gundam và Gunpla nhé
Mobile Suit (MS):
- Là các mẫu rô bốt dạng người khổng lồ được dùng chủ yếu cho mục đích quân sự xuất hiện lần đầu trong phim Mobile Suit Gundam (1979) và các bộ phim gundam sau này.
Mobile Armor (MA):
- là các cỗ máy tương tự như MS nhưng không có dạng người.
Gundam:
- Là tên gọi chung dành cho các mẫu MS thử nghiệm, có hiệu suất cao, và thường được các nhân vật chính lái.
- Mẫu gundam đầu tiên có tên RX-78-2 hay còn gọi là “cụ tổ (grandaddy)”
Grunt:
- Hay còn gọi là MS lính; là các mẫu MS được các phi công bình thường lái.
- Các mẫu này thường có hiệu suất kém hơn nhiều so với các mẫu gundam.
Pilot:
- Phi công lái MS Timeline: Dịch là dòng thời gian, thấy mọi người hay gọi tắt là dòng. Các bộ phim gundam thường lấy bối cảnh trong tương lai. Một số phim lại lấy bối cảnh khác nhau và không liên quan gì tới nhau (về mặt nhân vật, cốt truyện,…).
- Mỗi bối cảnh như vậy được gọi là 1 timeline. 1 số timeline phổ biến như Universal Century (UC), Cosmic Era (CE), Anno Domino (AD), …
Colony:
- Là thuộc địa không gian.
- Về cơ bản chúng là các trạm không gian khổng lồ được xây dựng để làm nhà cho con người sống trong không gian.
Newtype, Innovator, coordinator
- Là một dạng người tiến hóa trong các phim gundam. Người tiến hóa thường có các khả năng đặc biệt như thần giao cách cảm, dự báo tương lai,…
- Thường thì nhân vật chính là 1 trong những dạng này.
2. Thuật ngữ gunpla:
Gunpla:
- Là 1 cách viết ngắn gọn của chữ Gundam Plastic Model. Đây là các mẫu mô hình nhựa có chủ đề là các mẫu MS trong phim gundam được Bandai sản xuất.
- Điểm đáng chú ý của các gunpla là yêu cầu người chơi phải tự lắm ráp thành mô hình thu nhỏ của mẫu MS mình ưa thích.
- Đây là điểm phân biệt với 1 số dạng mô hình gundam khác như Robot Damashii (RD), Metal Build (MB), … vốn được ráp sẵn.
Kit:
- Là 1 bộ mô hình lắp ráp. Khác với các mẫu MB, RD,… thì gunpla được bán theo dạng kit.
- Khi mở 1 hộp kit ra thì bạn sẽ thấy các chi tiết cần để ráp thành mẫu gunpla đó bên trong, nhưng bạn sẽ phải tự tay ráp lại.
Trong thuật ngữ Gundam và Gunpla bạn sẽ thường xuyên nghe về từ P-Bandai, và nó thật sự là gì vậy?
P Bandai:
- Là một nhóm các sản phẩm không được bán đại trà, mà chỉ bán thông qua trang web riêng của Bandai dành cho thị trường Nhật và Hồng Kông.
- Hiển nhiên các bạn cũng có thể mua nhưng phải qua trung gian nên giá sẽ mắc hơn hàng thường đồng giá trên hộp.
Scale:
- Là tỉ lệ thu nhỏ của gunpla so với mẫu MS ‘thật’.
- Hiện nay các tỉ lệ phổ biến là 1/144, 1/100, và 1/60. Ngoài ra còn có các tỉ lệ khác như 1/200, 1/48, 1/72,…
Grade:
- Có thể dịch là cấp. Đây là cách mà Bandai phân nhóm các mẫu gunpla.
- Mỗi cấp có 1 số đặc điểm riêng biệt giúp người chơi có thể tự định hướng xem cấp nào là thích hợp với mình.
Hiện nay có 1 số grade phổ biến như sau:
Super Deformed (SD):
- 1 dạng gunpla nhỏ và rẻ.
- Điểm nổi bật là được thiết kế để càng dễ thương càng tốt.
- Số lượng chi tiết ít nên độ chi tiết cũng ít theo.
- Giá khoảng từ 100k đổ lên
High Grade (HG):
- Tỉ lệ 1/144 (có thêm 1/100 hoặc 1/60 đối với các mẫu cũ).
- Đây là cấp phổ biến nhất và phong phú nhất; cấp này cực kì phù hợp với các bạn có điều kiện kinh tế không mấy dư dả hoặc muốn sưu tập càng nhiều mẫu càng tốt.
- HG thường được phân ra theo từng phim như HGUC, HGCE, HGBF,… Độ chi tiết và biên độ cử động tương đối.
- Giá thành từ 200k trở lên
Master Grade (MG):
- Tỉ lệ 1/100.
- Đây cũng là 1 cấp rất phổ biến.
- Đặc điểm nổi bật so với cấp HG đó chính là hệ thống khung xương nằm bên trong giáp, cho phép gunpla đạt được biên độ cử động và độ chi tiết cao.
- Giá thành giao động từ 600k trở lên
Perfect Grade (PG):
- Tỉ lệ 1/60.
- Đây có thể nói là đỉnh của gunpla; bất cứ người chơi gunpla nào cũng nên cố gắng sắm cho mình 1 con PG để thử qua.
- Độ cử động và chi tiết phải nói là tuyệt hảo (so với các mẫu khác cùng thời) cộng với kích thước to lớn giúp bất kì mẫu nào thuộc cấp này trở nên cực kì bắt mắt trên kệ trang trí.
- Giá tầm khoảng 2 triệu đổ lên.
Real Grade (RG):
- Tỉ lệ 1/144.
- Thử tượng tượng 1 mẫu gunpla có kích thước của HG và độchi tiết của PG, và đó chính là RG.
- Điểm đặc biệt của dòng này là độ chi tiết cực kì cao và biên độ cử động cực tốt. Đa số tập trung vào các mẫu gundam.
- Giá tầm 500k đổ lên.
Reborn 100 (RE/100):
- Tỉ lệ 1/100.
- Đây là dòng nằm lưng chừng giữa HG và MG.
- Dòng này tuy không có khung xương, nhưng độ chi tiết hơn hẳn dòng HG.
- Tuy nhiên, số lượng mẫu trong dòng này khá ít do chỉ tập trung vào các mẫu ít người biết, quá to lớn, hoặc quá mắc nếu là MG.
- Giá khoảng 600k trở lên.
No Grade (NG):
- Tỉ lệ 1/144, 1/100, và 1/60.
- Thực tế Bandai không hề có khái niệm NG, mà đây là 1 từ được dân chơi gunpla nghĩ ra để nói về các mẫu không được xếp vào cấp cụ thể nào.
- Thường thì độ chi tiết ngang với HG hoặc kém hơn.
- Giá dao động từ 100k đổ lên.
Ngoài ra còn có 1 số cấp và dòng khác nhưng do hiếm và ít người chơi nên mình không đề cập ở đây.
Part:
- Là các chi tiết tạo nên 1 gunpla.
Trong thuật ngữ Gundam và Gunpla, Runner sẽ là từ bạn gặp nhiều nhất. Ban đầu bạn có thể nhầm lẫn nó là người chạy. Nhưng mà không phải vậy đâu nhé.
Runner:
- Hay còn gọi là sprue, riêng mình gọi là vỉ/khung nhựa.
- Đây là khung chứa tất cả các chi tiết của gunpla mà bạn phải cắt ra trước khi ráp lại.
Gate:
- Là phần nhựa nối chi tiết với runner.
Panel line:
- Là các đường chìm mô phỏng đường nối của các mảnh giáp của MS ngoài đời ‘thật’.
Mold line:
- Là 1 đường nhựa mỏng được tạonên tại chỗ tiếp xúc của 2 phần cái khuông sắt dùng để đúc runner.
- Các bộ kit đầu lúc khuông còn mới thì mold line ít hơn nhiều so với các bộ kit được làm sau này lúc khuông đã cũ.
Trong thuật ngữ Gundam và Gunpla, Nub Mark nghĩa là các phần dư thừa khi bạn cắt part ra khỏi runner đó
Nub Mark:
- Gọi nôm na là ‘ghẻ’ đây phần nhựa bị đổi màu sang trắng do bị áp lực làm biến dạng lúc cắt chi tiết ra khỏi runner.
Seam line:
- Là 1 đường nối được tạo nên khi gắn 2 chi tiết lại với nhau. Phân biệt seam line khác với panel line; seam line không có trên mẫu MS ‘thật’.
- Trong 1 số kit, 1 số seam line được đặt trùng với panel line.
Bootleg, 3rd party manufacturer:
- Là hàng nhái được các hãng không phải bandai làm lại mà không xin phép. Thường có chất lượng kém và giá thành rẻ.
- 1 số hãng làm bootleg nổi tiếng như Dragon momoko (DM), daban, tt hongli…
Resin:
- Là nhựa thông nếu không lầm.
- Đây là 1 chất liệu thường được dùng để làm mô hình gundam.
- Các mô hình resin được sản xuất ít và giá thành cao; bù lại, độ chi tiết rất cao và thường có những mẫu mà gunpla không có.
- Mô hình resin phải được qua xử lý lắp ráp và sơn do gốc chỉ có 1 màu.
Cement:
- Là 1 loại keo dùng cho nhựa.
- Keo cement khác keo dán sắt ở chỗ, thay vì khô lại tạo thành mảng cứng giữ chi tiết lại, thì cement sẽ làm chảy nhựa ở bề mặt tiếp xúc, sau đó khi nhựa khô lại thì 2 chi tiết sẽ dính lại với nhau.
Ngoài ra Decal cũng sẽ là từ bạn nghe nhiều trong thuật ngữ Gundam và Gunpla. Nó ám chỉ nhiều thứ đó
Decal:
- Là các hình ảnh, chữ được dùng để tăng độ chi tiết của mô hình.
- Decal có 3 loại: Decal dán hay còn gọi là sticker, decal cà, và decal trượt nước.
Top coat:
- Gọi là sơn phủ.
- Đây là 1 lớp sơn trong suốt được phủ bên ngoài mô hình. Sơn phủ có tác dụng bảo vệ lớp sơn bên dưới, lằn chìm, decal và tăng hoặc giảm độ bóng của mô hình.
- Top coat có 3 loại bóng (gloss), mờ (flat hoặc matte), và lưng lưng giữa bóng và mờ (semi-gloss)
Custom:
- Là hành động thay đổi màu sắc và kết cấu của gunpla với mục địch tạo ra 1 mẫu gunpla mới độc đáo cho riêng bản thân mình.
Pla plate:
- là các miếng nhựa có cùng chất liệu với loại nhựa chủ đạo tạo nên gunpla – PS.
- Người chơi mô hình gundam thường dùng pla plate để tạo thêm các chi tiết mới cho mô hình.
- Pla plate có nhiều hình dáng từ miếng vuông mỏng, hình ống, … tùy theo mục đích sử dụng của người dùng.
- Pla plate là từ được hãng Tamiya dùng để mô tả sản phẩm của mình, dân mô hình tiện tay dùng luôn từ này.
bởi Quốc Cường vào | 2085 lượt xem