Ngũ hành tương sinh là gì?
1. Khái niệm về ngũ hành tương sinh
Trước hết, chúng ta cần phải định nghĩa rõ ngũ hành là gì.
– Theo phong thủy, vạn vật trên trái đất đều được sinh ra từ 5 yếu tố cơ bản Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Trong môi trường tự nhiên, 5 yếu tố này được gọi là ngũ hành.
– Thuyết ngũ hành bao gồm các quy luật, mối quan hệ về tương sinh, tương khắc, phản sinh, và phản khắc. Các yếu tố này tồn tại song hành với nhau, dựa trên sự tương tác qua lại. Không thể phủ nhận, tách rời bất kì yếu tố nào trong chúng.
Vậy ngũ hành tương sinh là gì ? Chúng có quy luật như thế nào ?
– Ngũ hành không chỉ tồn tại các quy luật tương sinh, tương khắc mà còn có cả trường hợp phản sinh, phản khắc.
– Thế nào là Ngũ hành Tương sinh? Tương sinh có nghĩa là vật này bồi đắp, nuôi dưỡng, nâng đỡ cho vật kia lớn mạnh và phát triển. Vạn vật cộng hưởng, nương tựa để cùng sinh trưởng. Từ đó tạo thành một vòng tròn Tương sinh khép kín: MỘC – HỎA – THỔ – KIM – THỦY – MỘC – HỎA
– Quy luật tương sinh, tương khắc là sự chuyển hóa qua lại giữa Trời và Đất. Chính qui luật này tạo nên sự sống của vạn vật. Hai yếu tố này không hề tồn tại độc lập với nhau. Trong tương sinh luôn có mầm mống của tương khắc. Ngược lại trong tương khắc luôn tồn tại tương sinh. Đấy còn gọi là nguyên lý cơ bản để duy trì sự sống của mọi sinh vật.
2. Luật tương sinh – Vòng tương sinh là gì?
Theo quy luât ngũ hành, tương sinh bao gồm hai phương diện. Một là cái sinh ra nó. Và hai là cái nó sinh ra (hay còn được gọi là mẫu và tử). Nguyên lý của quy luật vòng tương sinh:
- Mộc sinh Hỏa: Cây khô khi đốt cháy sinh ra lửa, Mộc làm nguyên liệu đốt cho Hỏa.
- Hỏa sinh Thổ: Lửa đốt cháy mọi thứ thành tro bụi, tro bụi lại trở về với cát đất.
- Thổ sinh Kim: như ta đã biết im loại, quặng hình thành từ trong đất.
- Kim sinh Thủy: Kim loại nếu bị nung chảy ở nhiệt độ cao sẽ tạo ra dung dịch có thể lỏng.
- Thủy sinh Mộc: Nước duy trì sự sống của thực vật.
Ứng dụng vòng ngũ hành tương sinh trong đời sống
Ngũ hành được ứng dụng vào Kinh Dịch, có từ thời kỳ nhà Chu (thế kỷ 12 TCN đến năm 256 TCN), một cuốn sách được coi là tác phẩm vĩ đại nhất trong lịch sử Trung Hoa về triết học.
1. Ứng dụng ngũ hành xem hướng nhà đất
Mệnh Mộc hợp với hướng Đông, Nam và Đông Nam
Mệnh Kim hợp với hướng Tây, Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nam
Mệnh Thủy thuận theo hướng Đông Nam, Bắc và Tây Bắc
Mệnh Hỏa phù hợp nhất hướng chính Nam
Cuối cùng là Mệnh Thổ hợp hướng Đông Bắc và Tây Nam.
2. Ứng dụng chọn cây cảnh phong thủy theo ngũ hành
Cây thuộc hành Kim: cây Bạch Mã Hoàng Tử, cây Lan Ý, Cây Ngọc Ngân,…hay những loại cây thuộc hành Thổ vì Thổ sinh Kim.
Cây thuộc hành Thủy: cây Phát Tài Búp Sen, cây Phát Lộc, các cây dòng họ Tùng (cây Thủy Tùng, Tùng Bồng Lai,…),… Chọn thêm những cây thuộc hành Kim sẽ hỗ trợ mang đến tài lộc.
Cây thuộc hành Hỏa: những chậu cây thiên về sắc đỏ sẽ hợp với mệnh Hỏa như cây Trầu bà Đế Vương đỏ, cây đa Búp Đỏ, cây Vạn Lộc,… Những cây thuộc Mộc sẽ gia tăng thêm vượng khí cho gia đình.
Cây thuộc hành Mộc: cây Ngọc Bích, cây Vạn Niên Thanh, cây Trường Sinh,… Những loại cây này rất tốt cho những người thuộc hành Mộc. Có thể chọn thêm những cây thuộc mệnh Thủy.
Cuối cùng là cây thuộc hành Thổ: thích hợp nhất vẫn là cây Lưỡi Hổ Vàng, cây Lan Hồ Điệp hay cây Ngũ Gia Bì,… Lựa chọn thêm cây phong thủy thuộc Hỏa vì Hỏa sinh Thổ.
3. Ứng dụng trong việc chọn màu sắc theo vòng tương sinh ngũ hành
Ngày nay, trong phong thủy ngũ hành màu sắc luôn được đại đa số mọi người rất quan tâm và rất chú trọng. Màu sắc trong phong thuỷ chủ yếu hướng đến việc cân bằng năng lượng Âm và Dương để đạt đến sự hài hoà lý tưởng. “Để lựa chọn màu sắc hợp với bản mệnh hay không? Hợp với tuổi mình hay không?”
Âm là sắc tối yên tĩnh hấp thu màu và Dương là sắc sáng chuyển động phản ánh màu. Do vậy, màu sắc được vận dụng để tăng cường những yếu tố thuận lợi và hạn chế những điều bất lợi từ môi trường tác động vào ngôi nhà của bạn.”
Nếu bạn là người đang muốn sử dụng màu sắc để điều chỉnh từ trường phong thủy, thì bạn cần phải hiểu ý nghĩa đằng sau của mỗi màu sắc. Năm yếu tố ngũ hành có các thuộc tính khác nhau và màu sắc chúng đại diện là khác nhau sẽ tác động những nguồn năng lượng khác nhau.
Phân chia màu sắc theo ngũ hàn
Màu đỏ – hành Hỏa
Màu vàng – hành Thổ
Màu trắng – hành Kim
Màu xanh – hành Mộc
Màu đen – hành Thủy
Những màu sắc càng sáng thì độ “tính dương” càng cao, còn những màu sắc mà càng tối thì “tính âm” càng lớn. Tính “âm dương” thể hiện cụ thể theo chiều tăng giảm dưới đây:
Màu đỏ ( tính + mạnh nhất)
Màu vàng (tính + mạnh)
Màu trắng ( -, + cân bằng)
Màu xanh (tính – nhẹ)
Màu đen ( tính – mạnh)
Lý giải về ngũ hành tương sinh
Giữa Ngũ hành có mối quan hệ nuôi dưỡng, giúp đỡ, thúc đẩy nhau để vận động không ngừng, đó là quan hệ Tương sinh. Người ta qui ước thứ tự của Ngũ hành Tương sinh như sau: Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim, Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc.
Theo nguyên lý vòng tròn ngũ hành, môi trường gồm 5 yếu tố Kim (kim loại), Mộc (cây cỏ), Thủy (nước), Hỏa (lửa), Thổ (đất).
Quan hệ tương sinh là hành này làm cơ sở cho hành kia hình thành, phát triển như:
– Mộc sinh Hỏa (Cây cháy sinh lửa).
– Hỏa sinh Thổ(lửa đốt mọi vật thành tro, thành đất) – Màu đỏ.
– Thổ sinh Kim (kim loại hình thành trong đất) – Màu vàng.
– Kim sinh Thủy (kim loại nung nóng chảy thành dạng lỏng) – Màu trắng.
– Thủy sinh Mộc (nước nuôi cây) – Màu xanh dương, màu xanh da trời.
Tương sinh, tương khắc hài hòa, hợp lý sẽ mang lại sự cân bằng trong phong thủy cũng như trong cảm nhận thông thường của chúng ta theo thuật phong thủy.
bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 555 lượt xem