Nguồn Gốc, Ý Nghĩa Tục Thờ Thần Tài Và Thổ Địa Mà Bạn Chưa Biết

Ý nghĩa việc thờ Thần Tài Thổ Địa là gì?

Thần Tài – Thổ Địa là hai vị thần quan trọng và không thể thiếu trong mỗi gia đình. Đặc biệt là đối với những người làm ăn – kinh doanh – buôn bán với hy vọng mang lại tiền tài, an khang và thịnh vượng cho toàn bộ các thành viên trong gia đình.

ý nghĩa việc thờ Thần Tài và Thổ Địa
ý nghĩa việc thờ Thần Tài và Thổ Địa

Theo quan điểm tâm linh được truyền qua nhiều thế hệ, ông Địa được xem là một  vị thần  quản lý một khu vực đất cụ thể trong gia đình, có quyền thẩm quyền để quyết định vận may và rủi ro.

Trong khi đó, thần Tài là một vị thần được tôn vinh vì khả năng mang lại  tài lộc  và may mắn cho gia đình. 

Nguồn gốc của Thần Tài, Thần Thổ Địa

Tục thờ Thần Tài có xuất xứ từ Trung Quốc, còn ở nước ta tục thờ Thần Tài xuất hiện vào khoảng đầu thế kỷ XX. Theo truyền thuyết xưa, có một người lái buôn Trung Hoa tên là Âu Minh khi đi qua hồ Thanh Thảo tình cờ gặp Thủy Thần, được Thủy Thần cho một người gia nhân tên là Như Nguyện. Âu Minh đem Như Nguyện về nuôi ở trong nhà, từ đó công việc làm ăn của Âu Minh mỗi ngày một phát đạt. Trong một ngày Tết, vì một lý do nào đó, Âu Minh đánh Như Nguyện. Như Nguyện quá sợ hãi bèn chui vào đống rác và biến mất. Từ đó Âu Minh làm ăn thua lỗ, chẳng mấy chốc nghèo xác nghèo xơ.

Người ta bảo Như Nguyện là Thần Tài và lập bàn thờ Như Nguyện, cũng chính vì thế mà bàn thờ Thần Tài thường nằm ở một góc khuất trong nhà. Theo điển tích này, trong 3 ngày Tết có tục kiêng quét nhà, hốt rác vì sợ làm mất thần Tài ẩn trong đống rác.

tượng ông thần tài
tượng ông thần tài 

Cũng có quan niệm cho rằng Thần Tài là một dạng thổ thần kiểu Thần Đất (Thần Thổ Địa), vị thần hộ mệnh của xóm làng, cai quản đất đai, phù hộ con người và gia súc trong xóm làng. Khi những người dân Việt đi khai hoang, bước đầu họ gặp nhiều khó khăn và ý niệm về các vị thần hình thành từ đó làm chỗ dựa tâm linh của họ trên con đường mưu sinh. Thần Đất là vị thần bảo hộ cây trái, hoa màu thể hiện tính nông nghiệp và là vị thần trông coi tiền tài, vàng bạc. Đây cũng là dấu ấn của thời kỳ kinh tế thương nghiệp.

Theo một sự tích khác, ngày mùng 10 tháng Giêng âm lịch là ngày Thần Tài bay về trời. Từ đó, phong tục thờ cúng Thần Tài và Thần Thổ Địa là ngày mùng 10 âm lịch hàng tháng. Chuyện kể rằng dưới trần gian không có Thần Tài, chỉ có Thần Tài trên trời, vị thần cai quản tiền bạc, tài lộc.

Trong một lần đi chơi uống rượu. Thần tài say quá nên rơi xuống trần gian, đầu va vào đá nằm mê mệt không biết gì, sáng ra mọi người thấy một người ăn mặc giống như diễn tuồng cải lương thì lấy làm lạ và tưởng bị điên. Mọi người cũng lột sạch hết quần áo, mũ nón của Thần tài đem bán, Thần Tài tỉnh dậy không có quần áo trên người và không nhớ mình là ai nữa vì đầu bị va vào đá.

nguồn gốc thần tài thổ địa
nguồn gốc thần tài thổ địa

Thần Tài không biết làm việc dưới trần gian nên thường đi lang thang khắp nơi xin ăn. Có một cửa hàng kinh doanh buôn bán gà, vịt, heo quay ế ẩm, thấy Thần Tài đến ăn xin nên mời vào ăn. Thần Tài ăn rất nhiều và kỳ lạ thay từ lúc Thần Tài vào ăn thì khách ăn khác kéo đến nườm nượp, người bán hàng thấy vậy nên ngày nào cũng mời Thần Tài vào ăn. Khách hàng ở quán đối diện trước nay rất đông khách bỗng dưng cũng chuyển hết qua quán bên này ăn.

 

bởi Lê Thị Kim Trúc vào | 574 lượt xem

Có thể bạn muốn xem