1. Văn minh Đông Nam Á nói chung
Với sự giao thoa của nhiều nền văn hóa, tạo nên một thể văn hóa đa dạng cho khu vực Đông Nam Á. Trong quá trình lịch sử, các nước Đông Nam Á từng bị tác động bởi các nước xâm lược như Anh, Pháp, Mĩ, tuy vậy những sự tác động ấy không làm mất đi các nét văn hóa đặc trưng của khu vực.
Xét về con người, công dân sinh sống trong khu vực Đông Nam Á có những nét tương đồng do có chung một nền tảng văn hóa chính, hình thành nên những suy nghĩ, ứng xử khá giống nhau, dù ở các quốc gia khác nhau. Lý giải cho sự tương đồng này, ta có thể hiểu là do hình thức lấy nông nghiệp làm gốc từ thời ông cha. Với những công việc như trồng lúa, đồng áng… cùng đặc trưng của vị trí địa lý, dần tạo nên một nền văn minh của khu vực.
Được biết, từ 10,000 năm trước Công nguyên, tộc người Mogoloid hợp chủng với cư dân Melanesien bản địa, hình thành nên người Indonesien (người cổ Mã Lai). Từ đó, lan dần sang các khu vực khác nhưng vẫn có chung những nét tương đồng do có cùng nguồn gốc.
Văn hóa Thái Lan là một trong những nền văn hóa đặc sắc nhất tại khu vực châu Á. Hàng năm, quốc gia này thu hút vô số khách du lịch từ khắp nơi trên thế giới đến và khám phá các phong tục, tập quán nơi đây. Hãy cùng…
2. Văn hóa Đông Nam Á, nền văn hóa thống nhất sự đa dạng
– Văn hóa Đông Nam Á đa dạng và riêng biệt
Từ khi sơ khai, văn hóa Đông nam Á đã được xem là một trong những cái nôi hình thành nên loài người. Tính thống nhất về mặt khu vực, và sự đa dạng trong văn hóa của mỗi tộc người hình thành nên những đặc trưng bản sắc riêng biệt với những khía cạnh độc đáo khác nhau.
Nền văn hóa Đông Nam Á cũng tiếp thu từ những yếu tố bên ngoài, và nhờ những giao thoa đặc biệt này mà hình thành nên những nét riêng cho cả thời hiện tại.
– Phong tục tập quán
Khu vực Đông Nam Á cũng tồn tại hàng trăm dân tộc khác nhau, tạo nên những tập quán đa dạng, không bị trùng lặp nhưng vẫn có những nét gần gũi và tương đồng. Chẳng hạn như khu vực người Indo hay Malay có những nét chung về trang phục truyền thống với sarong, khố, vòng đeo tai, đeo cổ… khá giống với trang phục của một số dân tộc ở nước ta.
Bên cạnh đó, các nước cũng có những nét chung về nghi lễ ma chay, cưới hỏi, đón năm mới, vụ mùa… với những mong muốn hướng đến những điều tốt đẹp.
– Lễ hội
Không quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á mà lại không có những đặc điểm lễ hội riêng biệt. Có thể thấy những nét đặc sắc của văn hóa cũng được thể hiện rõ nét nhất thông qua lễ hội.
– Tín ngưỡng bản địa
Với quá trình lịch sử xâm lược của các đế quốc, nhiều nước tại Đông Nam Á dần bị ảnh hưởng bởi tôn giáo, mà cụ thể là đạo Thiên Chúa. Ngoài ra phần lớn người dân mỗi nước, vẫn giữ nguyên tinh thần tín ngưỡng của dân tộc, tín ngưỡng sùng bái tự nhiên hay tín ngưỡng phồn thực khác.
Những tín ngưỡng riêng biệt này vẫn luôn được giữ gìn, giống như một nét văn hóa không thể mất đi.
Văn hóa Đông Nam Á luôn có sự đa dạng, với những màu sắc mới lạ khác nhau của các dân tộc trong cùng khu vực, và của các nước liền kề. Theo thời gian, các nét văn hóa dần thay đổi, du nhập những cái mới nhưng không làm mất đi nét riêng và bị bão hòa.
bởi Lương Đình Bảo vào | 2552 lượt xem