1.Khái niệm vải acrylc
Sợi acrylic là sợi tổng hợp được làm từ polymer hay còn được gọi là sợi len nhân tạo. Nó được dệt thành vải và có thể kết hợp với các vật liệu khác cho ra nhiều biến thể vải khác nhau để sản xuất thành các sản phẩm khác.
Nhưng về cơ bản, acrylic là một loại nhựa. Nó được làm từ sự kết hợp không có khả năng của than, không khí, nước, dầu và đá vôi.
Sợi acrylic về cơ bản là nhựa hay còn được gọi là sợi len nhân tạo
Acrylic được tạo ra bởi một quá trình khô hoặc ướt và sau đó được ép để tạo thành các sợi. Sợi acrylic không hoàn toàn mềm hoặc thô, nó phụ thuộc vào cách chúng được sản xuất và kết hợp với các chất liệu khác.
Vải acrylic có thể được viết rõ tên trên mác hoặc được thay thế bằng ký hiệu: PAN.
2. Đặc điểm của vải acrylic
Ưu điểm của vải acrylic
- Điểm nhấn đầu tiên của vải là trọng lượng nhẹ, sự liên kết sợi bền chắc và tạo cảm giác ấm áp giống như len.
- Độ đàn hồi cao nên chống lại các vết nhăn và khả năng phục hồi về hình dạng ban đầu của vải acrylic tốt.
- Độ co giãn ổn do đó có sản xuất vải bọc chất lượng cao.
- Mặc dù khả năng hút ẩm thấp nhưng bù lại nó thoát hơi và khô nhanh.
- Tùy vào quá trình sản xuất mà ta có được vải acrylic mềm hay thô.
- Vải acrylic giữ màu tốt và nhuộm được đa dạng màu sắc.
- Có khả năng chịu nhiệt cao, chống nắng và chống tia UV.
- Đây là chất liệu có khả năng chống lại sâu bướm, một số loại dầu và hóa chất.
- Có thể giặt và chăm sóc vải dễ dàng.
- Giá thành rẻ và phổ biến trên thị trường.
Nhược điểm của vải acrylic
Vải acrylic có thể bù đắp một số lượng lớn nhu cầu thiếu hụt trên thị trường. Nhưng nó vẫn là một loại vải nhân tạo và không ít những hạn chế:
- Mặc dù khả năng đàn hồi cao, tuy nhiên sử dụng trong thời gian dài và giặt nước nhiều dễ làm đồ acrylic dễ bị giãn.
- Khi tiếp xúc vải với da có cảm giác nóng, kể cả loại thô hay mềm đều không thể mang lại cảm giác mịn màng như sợi len tự nhiên.
- Bản chất kỵ nước dẫn đến tĩnh điện.
- Giảm chất lượng và biến màu khi tiếp xúc với nhiệt độ quá cao.
- Sợi acrylic thô dễ gây ra “tiếng rít” trong khi dệt.
- Một số loại vải acrylic sau khi sử dụng dễ bị xù lông và hình thành hạt xoắn kết trên bề mặt gây mất thẩm mỹ cho sản phẩm.
Vải acrylic gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe con người
Ngoài ra, nó còn là một chất liệu gây ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe con người.
- Dù chịu nhiệt tốt nhưng vải acrylic lại là một chất liệu dễ cháy và bắt lửa.
- Theo EPA, vải acrylic là polycrylonitriles có thể gây ra ung thư và chứa các độc tố tiềm năng có tác dụng tương tự như xyanua.
- Chất liệu này dễ gây ra dị ứng đối với những người bị bệnh chàm và một số trường hợp da nhạy cảm.
- Vải acrylic không dễ tái chế và khó phân hủy trong điều kiện thường.
- Việc sản xuất ra vải acrylic cũng là mối đe dọa đối với môi trường. Các nhà khoa học đã đưa ra bằng chứng rằng vải acrylic có thể tồn tại đến 200 năm sau khi được thải ra ngoài môi trường sống.
3. Ứng dụng của vải acrylic
Thời trang ứng dụng
Đây là lựa chọn được DEC đánh giá là hợp lý với người tiêu dùng có mức thu nhập trung bình thấp và vừa để thay thế cho các nhu cầu sản phẩm về len và cotton trong mùa đông.
Sợi acrylic là một trong nguyên liệu chính của ngành sản xuất dệt kim trong mảng sợi nhân tạo. Một số sản phẩm dệt kim từ vải acrylic như là: quần áo thường nhật, áo len và áo khoác. Các loại phụ kiện như tất (vớ), mũ len, khăn len, miếng lót giày hay găng tay. Nó được coi như một sự thay thế với giá cả thấp hơn so với sự đắt đỏ của sợi len tự nhiên.
Nguồn hàng chủ lực cho ngành dệt kim
Với độ bền màu và bền chất, có khả năng chịu tác động liên tục từ máy giặt, vải acrylic cũng phù hợp để sản xuất đồ trẻ em. Nhưng DEC khuyến cáo hạn chế sử dụng vì có thể gây ra dị ứng với làn da non nớt của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, bản chất acrylic có một số loại nhựa nhất định do đó thấm hút thấp. Sử dụng quần áo chất liệu acrylic vào mùa hè sẽ rất khó mặc, nó sẽ khiến bạn cảm thấy như đắm mình trong mồ hôi do thiếu thấm hút và bay hơi. Nhưng áo sơ mi acrylic sợi nhỏ thì vẫn có thể lựa chọn.
Lĩnh vực khác
Bạn có thể tìm thấy sợi acrylic xung quanh đồ đạc trong nhà chúng ta. Trong lĩnh vực nội thất, các nhà sản xuất dệt sợi acrylic vào chăn, thảm, rèm cửa sổ, vải bọc, nệm ghế, vỏ xe, vali đựng hành lý… Thậm chí đến mái hiên hay dụng cụ bảo quản đồ gỗ ngoài trời hay và kể cả vỏ bọc cho thuyền, cano.
Trong xây dựng, thường được sử dụng thay thế cho amiăng và làm cốt thép cho vữa, bê tông.
Trong lĩnh vực thủ công, sợi acrylic được sản xuất thành sơi thủ công, sợi đan móc. Đây là loại sợi giá rẻ so với các loại sợi khác, phù hơp để tích lũy và tập luyện đan móc.
Ngoài ra, đây là loại sợi được sử dụng để tao ra lông thú giả, thú nhồi bông, tóc giả, tóc búp bê, tóc nối,….
Vải acrylic còn được kéo sợi để làm tóc giả, tóc nối
Thời trang cao cấp
Thực sự đây là một chất liệu không được ái mộ trong ngành thời trang cao cấp. Vì là chất liệu nhân tạo và không thực sử thoải mái. Những khách hàng của thời trang cao cấp và nhóm khách hàng “sành” kiến thức thời trang, họ hướng tới những sản phẩm từ chất liệu tự nhiên. Cũng như món ăn ngon phải tươi sạch từ nguyên liệu thì sợi acrylic là một nguyên liệu khá “tồi”. Mặc dù vậy, để giảm giá thành cho sản phẩm thì vẫn có một số nhà mốt vẫn kết hợp những chất liệu tự nhiên với sợi acrylic với một tỷ lệ thích hợp nhất để không gây ảnh hưởng đến chất lượng của sản phẩm.
Vải acrylic không được ngành thời trang cao cấp ái mộ
4. Nguồn gốc của vải acrylic
Lần đầu tiên xuất hiện trong phòng thí nghiệm của DuPont vào năm 1941, khi đó một nhà khoa học làm việc tại đây đang nghiên cứu cách cải thiện sợi rayon thì ông phát hiện ra sơi polymer acrylic và tên ban đầu được gọi là “sợi A”. Sau đó, nó được đăng ký nhãn hiệu với tên Orlon.
DuPont đã dự định sử dụng sợi acrylic này để thay thế sợi len nhưng gặp vấn đề trong quá trình kéo sợi và nhuộm vải. Đồng thời tại thời điểm này, DuPont đã có sự bùng nổ quá mạnh mẽ của nylon và polyester nên công ty đã dừng sản xuất sợi acrylic. Sau khi các vấn đề được giải quyết, DuPont đã tiến hành chế tạo áo len bằng sợi này vào giữa những năm 1950.
DuPont tiến hành sản xuất áo len từ sợi acylic từ những năm 1950
Hiện nay, tại vùng Viễn Đông, Thổ Nhĩ Kỳ, Ấn Độ, Mexico, và Nam Mỹ là những nơi tập trung việc sản xuất sợi acrylic, cho dù một số nhà sản xuất Âu Châu vẫn tiếp tục hoạt động, bao gồm Dralon, Montefibre , và Fisipe.
Thương hiệu cũ của sợi acrylic tại Mỹ là Acrilan (Monsanto), Creslan (American Cyanamid), và Orlon (DuPont) . Các thương hiệu khác vẫn còn đang được sử dụng bao gồm Dralon (Dralon GmbH).
5. Quá trình sản xuất vải acrylic
Các polymer được hình thành bằng cách trùng hợp gốc tự do trong nước. Các chất sơ được sản xuất bằng cách hòa tan polymer trong một dung môi như N, N-dimethylformamide (DMF) hoặc dung dịch natri thiocyanate , thông qua một máy ép xơ/ sợi nhiều lỗ và làm đông tụ các sợi kết quả trong dung dịch nước của cùng một dung môi (kéo sợi ướt ) hoặc làm bay hơi dung môi trong dòng khí trơ được làm nóng (kéo sợi khô). Giặt, kéo dài, sấy khô và uốn là hoàn thành quá trình xử lý.
Tiếp theo, sợi acrylic được sản xuất trong một loạt các chất khử , thường là từ 0,9 đến 15 mét dưới dạng cắt làchủ yếu hoặc là một sợi kéo dài 500.000 đến 1 triệu mét.
6. Cách bảo quản vải acrylic
Vải acrylic bảo quản một cách dễ dàng
Trước khi giặt hoặc làm sạch vải acrylic, hãy đọc nhãn chăm sóc của sản phẩm để được hướng dẫn cụ thể; các nhà sản xuất có thể đã trộn lẫn trong các loại vải và sợi khác, và thậm chí cả các loại acrylic khác nhau.
Đối với các mặt hàng mỏng, tốt nhất nên được giặt bằng tay và trong nước ấm và phơi khô trên dây phơi hoặc móc treo trong nhà.
Khi giặt bằng máy, sử dụng nước ấm và chế độ giặt nhẹ. Có thể cho viên thuốc làm mềm vải nếu thấy thô ráp.
Bạn có thể sấy khô acrylic trong máy sấy ở chế độ thấp và nhanh chóng loại bỏ chúng khi khô.
Tip:
- Tránh để nước chảy trực tiếp lên áo vì có thể làm xỉn màu sợi len.
- Khi đồ còn ướt, tuyệt đối không được vặn hoặc vắt mạnh vì nó có thể khiến đồ bị biến dạng.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 863 lượt xem