Với bề dày hình thành và phát triển của mình, vải Denim ban đầu được yêu thích bởi sự chắc chắn và bền bỉ trong trang phục lao động nặng, thay vì được quan tâm tới như là một yếu tố thời trang tiềm năng.
Sau hơn 2 thập kỷ xuất hiện, sự kết hợp của Levi Strauss và thợ may Jacob David đã đặt dấu mốc quan trọng cho sự ra đời của chiếc quần Denim đầu tiên với thiết kế đinh tán được đón nhận nồng nhiệt. Đây là tiền đề cho sự phổ biến và nguồn cảm hứng thời trang sau này.
Đừng nhầm lẫn Denim, Jeans và Jean
Rất nhiều người nhầm lẫn giữa Denim, Jeans và Jean hoặc tưởng rằng cả ba hoàn toàn là một. Tôi muốn bạn phân biệt rõ ràng ba khái niệm này khi bạn bắt đầu xắn tay tìm hiểu thời trang một cách nghiêm túc.
- Vải Denim hay vải bò là một chất liệu vải được sử dụng trong ngành công nghiệp may mặc. Xuất thân từ thị trấn nhỏ ở Pháp-Nimes, nhưng phát triển mạnh tại ngành công nghiệp may mặc nước Mỹ.
- Còn Jeans, nó là tên gọi đặc thù cho một món đồ thời trang: quần Jeans. Giống như việc bố mẹ đặt tên cho con cái, thì Jeans như là tên riêng của một chiếc quần làm từ “100% chất liệu Denim”.
- Trong khi đó, Genoa, Italy mới là quê hương thực sự của Jean. Jean được dệt bằng sợi bông nằm dọc và sợi len nằm ngang hoặc hoàn toàn bằng sợi bông tương tự với Denim. Jean ra đời trước Denim. Ở Nimes, các thợ dệt cố gắng tái tạo vải Jean nhưng thay vào đó lại phát triển một loại vải chéo tương tự được gọi là Denim. Khác với Denim, Jean phát triển mạnh mẽ tại châu Âu và trở nên phổ biến từ thế kỉ VXIII. Jean là loại vải dệt có chất lượng trung bình, chi phí hợp lý nhưng không bền bằng Denim. Điểm khác biệt để phân loại 2 chất liệu này là : Denim được dệt từ 1 sợi màu và 1 sợi trắng, còn jean được dệt từ 2 sợi cùng màu.
Nói tóm lại:
- Denim và Jean là chất liệu vải, cùng xuất hiện ở châu Âu. Nhưng vải Denim phát triển ở Mỹ, còn vải Jean thịnh hành ở châu Âu.
- Jeans chỉ đơn giản là tên một chiếc quần từ vải Denim: quần Jeans.
- Còn ở Việt Nam, cả vải Denim và Jean thì chỉ đơn giả là vải bò.
Vải Denim dệt từ đâu?
Vải Denim là một loại vải có nguồn gốc thiên nhiên, dệt đôi sợi “cotton cứng” thuộc hai màu, trong đó, một là màu trắng và màu còn lại là xanh (kiểu truyền thống) hoặc đen (kiểu cách tân).
Chất liệu này có độ bền cao, cứng cáp được so sánh với vải bạt Canvas (dệt từ sợi cây gai dầu) nguyên thủy, song không chà sát da, gây khó chịu cho người mặc như Canvas.
Cách dệt vải Denim
Đặc điểm của vải Denim
Ưu điểm của vải Denim
- Là loại vải hơi cứng, có màu chàm tối khi ở dạng thô.
- Là chất liệu bền bỉ, chắc chắn, có thể tạo form cứng cáp, chống mài mòn.
- Vải Denim truyền thống ít nhăn, giữ được sự phẳng phiu, mạnh mẽ, phong trần.
- Đừng nghĩ vải Denim chỉ cứng. Ngoài độ bền thì cũng cần tính đến khả năng co giãn vừa phải, tính năng động, thoải mái trong khi vận động hằng ngày.
- Màu sắc truyền thống của vải Denim là đen, xanh, trắng; trong đó, màu xanh Indigo (xanh chàm) được ưa chuộng nhất. Hiện nay, người ta sử dụng lưu huỳnh để nhuộm được màu sắc đa dạng như hồng, vàng, xanh lá,… Ngoài ra, người ta pha them sợi cotton, polyester hoặc lycra để chống co rút, chống nhăn cực kỳ hiệu quả.
- Vừa dày dặn nhưng lại thấm mồ hôi tạo cho người mặc cảm giác thoáng mát chứ không nhớt nháp, khó chịu. Đây là ưu điểm nội bật của chất liệu Denim mà người ta có thể sử dụng nó từ đông sang hè.
Một số nhược điểm của vải Denim
Vải Denim rất ít nhược điểm, điểm lại một số ít như là:
- Khả năng co giãn kém nên không phù hợp để may các trang phục như đồ thể thao hay cho các hoạt động thể chất nặng.
- Bên cạnh đó vải Denim cũng lâu khô nên thường tốn khá nhiều thời gian trong khâu giặt giũ và làm sạch.
Phân loại vải Denim
- Căn cứ theo màu sợi dệt, ta có thể chia vải Denim làm 2 loại:
Vải Denim truyền thống: Đây là loại vải được dệt từ sợi cotton với 2 loại sợi màu trắng và màu xanh. Vải dệt xong có màu xanh nước biển.
Vải Denim cải tiến: Là loại vải có thể được dệt từ cotton hoặc chất liệu khác, vẫn dệt bằng 2 loại sơi nhưng nó có thể là màu trắng – đen, trắng – hồng hay thậm chí là trắng – trắng. Việc cải tiến này nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng.
- Căn cứ theo kỹ thuật nhuộm màu vải, ta có thể phân Denim làm 3 loại: Dry denim, Raw denim và Selvedge denim.
Dry denim: Là vải được nhuộm màu xanh đậm, không wash màu và do đó, nó thường bị phai khi giặt. Vì thế mà rất nhiều người không thích giặt những chiếc quần làm bằng chất liệu này vì sợ bạc màu và mất dáng quần/áo.
Raw denim: Không được giặt hay dùng các kỹ thuật xử lý hoặc hóa chất khác làm bạc màu trong quá trình sản xuất, denim thô thường có màu xanh thẫm. Và điều này đồng nghĩa với việc lớp màu nhuộm được giữ nguyên. Thêm một lưu ý nữa là trang phục làm từ loại vải này thường khá nặng, đến mức có thể đứng được mà không cần các giá đỡ.
- Theo thời gian, vải sẽ bạc màu một cách tự nhiên và đặc điểm của những chỗ bạc màu phụ thuộc vào kiểu dáng và hoạt động hằng ngày của người sử dụng. Đây là yếu tố hấp dẫn của vải Denim thô và cũng là mong muốn của nhiều người mê thời trang, chứ không phải là một chiếc quần jean đã được mài (wash) sẵn.
Để hỗ trợ quá trình bạc màu tự nhiên, một vài người mặc denim khô sẽ không giặt quần jean của mình trong khoảng hơn 6 tháng. Một số nhãn hiệu Jeans Raw Denim được ưa chuộng nhiều nhất là G-Star, Nudie Jeans, Evisu, Edwin, Levis 501 shrink to fit.
Selvedge denim: Cách gọi khác là vải denim được may biên. Thông thường, những phần biên của vải Denim có một phần sọc trắng không bị dính màu nhuộm, và phần vải này được đặt dọc theo đường may của thân quần/áo.
Sau khi được sản xuất, biên vải sẽ được máy bằng máy chuyên dụng, vì vậy thợ may khi may có thể không vắt sổ biên vải.
Vải Denim – đa lĩnh vực, đa lứa tuổi, đa kiểu dáng, đa phong cách.
Những lĩnh vực vải Denim xâm chiếm
Lĩnh vực may mặc
Từ khi chỉ sản xuất chiếc quần Jeans truyền thông thì hiện nay vải Denim còn được ứng dụng để may áo khoác, các loại áo sơ mi, quần đùi, quần áo bộ, giày thể thao, quần yếm, váy,đầm,….
Vải Denim được thiên biến vạn hóa thành các kiểu dang quần áo
Với những đặc tính ưu việt, vải Denim còn dùng trong sản xuất phụ kiện thì có thể tạo ra các loại thắt lưng, túi xách, giày dép,…
Denim được ứng dụng làm phụ kiện
Lĩnh vực nội thất
Trong lĩnh vực đồ nội thất thì vải Denim được sử dụng để sản xuất các vật dụng như bọc ghế sofa, các loại ghế, bọc đèn, túi đậu,…
Lĩnh vực nghệ thuật
Vải Denim đi vào nghệ thuật như một cảm hứng mới mẻ và sáng tạo.
Vải denim sự ưa chuộng của mọi lứa tuổi và giới tính
Từ những nam thanh nữ tú, tới bậc trung niên hay trẻ con đều có thể phù hợp với chất liệu này. Chúng phóng khoáng, mạnh mẽ, chẳng ai có thể già đi khi mặc Denim lên người.
Các kiểu dáng phong phú của quần Jeans
Denim chẳng ngại ngần với bất cứ phong cách nào
Xuất phát điểm là trang phục bảo hộ trong những công việc lao động nặng. Tiềm năng thời trang của chất liệu Denim đến nay được cho rằng phù hợp với gần như tất cả mọi phong cách. Nhắc tới Denim, có người nghĩ tới ngay những người dân du mục mang hơi hướng phong cách Bohemian. Có người lại nghĩ tới sẽ trẻ trung, năng động mà chiếc yếm bò mang lại. Cũng chẳng phải khó bắt gặp phong cách vintage của những cô gái mang trên người chiếc váy Denim nhẹ nhàng, đáng yêu. Bạn nghĩ sao về phong cách menswear cho những cô nàng cá tính, độc lập sẽ chọn cho mình một chiếc quần straight denim và chẳng khó để thanh lịch hơn với một chiếc vest và đôi giày cao gót mũi nhọn. Và cũng chả sao cả nếu bạn mặc cả cây Denim với phong cách “Denim on denim”.
Vải Denim phù hợp với rất nhiều phong cách
Đừng lầm tưởng vải Denim chỉ đa phong cách với giới nữ. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện tại Mỹ nó đã gắn liền với hình ảnh của những thanh niên. Đàn ông mặc vải Denim không chỉ toát ra vẻ phong trần mà còn trưởng thành, mạnh mẽ.
Không chỉ dừng lại là loại vải truyền thống đơn điệu
Nếu từ đầu đến giờ chúng ta chỉ nhắc đến loại vải cứng cáp, bền bỉ và mạnh mẽ như vẻ nguyên thủy của nó thì qua năm tháng các nhà thiết kế đã thổi hồn vào vải Denim để nó trở nên phong phú, đầy màu sắc và hương vị. Cùng điểm qua các biến thể thú vị của chất liệu cá tính này:
Denim mài: Trở nên bụi bặm hơn nhờ kỹ thuật mài đá bọt và acid
Denim rách: Được tín đồ hippi ưa chuộng số 1 vì sự “ngầu” và tự do của nó
Denim vá: Biến đồ Denim trở nên độc đáo bằng việc vá kết hợp những mảng Denim khác màu hoặc những chất liệu khác như da lên sản phẩm theo sáng tạo của nhà thiết kế
Denim họa tiết: Những họa tiết đa dạng, sống động như hoa lá, da báo,thổ dân, cả Baroque,… đều ăn dơ với denim khi được kết hợp với nhau
Denim nhuộm loang: Sử dụng kỹ thuật Ombre nhuộm vải màu loang khiến các bộ váy áo trở nên lạ mắt và đầy tính hội họa
Denim thêu: Nét chấm phá giữa sự kết hợp chất liệu phương Tây và cách trang trí vải phương Đông, hiện đại và đột phá
Một số biến thể khác
Denim vẽ
Denim đắp ren
Denim đính đá
Denim Metallic
Những phong cách Denim vừa đề cập ở trên trở lại vô cùng mạnh mẽ và bùng nổ tại các sàn diễn thời trang thế giới năm 2014. Các bạn có thể tham khảo 1 số sàn diễn:
Triarchy 2014-2015 Fall Autumn Winter
Wunderkind 2014 Spring Summer
Barbara Bui Spring 2014 Ready-to-Wear
Cruise 2014 Denim Runway Highlights
Bạn cũng không nên bỏ qua, BST Denim thêu, đính đá,… ấn tượng của Mar Jacob Sping 2016
Lược sử sự hình thành và phát triển của vải Denim
Lần đầu xuất hiện vào thế kỷ XVII, bắt nguồn từ cụm từ tiếng Pháp “serge de Nîmes”, tạm dịch là “vải xéc từ Nîmes” – một thị trấn nước Pháp.
Vải Denim xuất hiện từ thế kỷ XVII tại Nimes – một thị trấn của Pháp
Năm 1847: Levi Strauss ( 1829 – 1902) - “cha đẻ” của chiếc quần Jeans, rời Đức sang Mỹ định cư và cung cấp dịch vụ cho những người thợ mỏ.
Năm 1853: Levi Strauss dùng vải Canvas ( vải bố) may quần cho thợ mỏ, sau đó thay bằng vải Denim và ngay lập tức được yêu thích vì tính bền bỉ và không bị chà xát như Canvas.
Năm 1872: Levi Strauss gặp David Jacob (1831 -1908) khi ấy đang là một người thợ may và là người đầu tiên thiết kế ra mẫu đinh tán lên chiếc quần Jeans để nó giữ được phom chắc chắn hơn. Levi được David đề nghị đăng ký bản quyền, đứng trước tiềm năng phát triển lớn, Levi đã nắm lấy cơ hội này.
Ngày 20/5/1873: Levi và Jacob nhận được giấy đăng kí bản quyền, họ đã cùng nhau sản xuất ra những chiếc quần bò màu xanh có đinh tán đồng và bắt đầu sản xuất những chiếc quần Jeans được ưa chuộng dưới thương hiệu Levi Strauss & Co.
Phác thảo đầu tiên của chiếc quần Jeans được đăng ký bản quyền này 20/5/1873, số hiệu 139.121
Năm 1886: Bắt đầu có miếng da in logo 2 con ngựa kéo căng chiếc quần cộp mác Levi Strauss & Co trên đai quần để không bị nhầm lẫn trên thị trường
Những năm 1930: Hollywood bắt đầu làm phim cao bồi, những diễn viên này mặc quần Jeans. Những chiếc quần Jeans đã bắt đầu được đưa vào phim ảnh.
Trong thế chiến thứ 2, tình hình sản xuất quần Jeans bị giảm sút, người ta chỉ bắt gặp những người lính Mỹ mặc quần Jeans khi họ nghỉ ngơi.
Những năm 1950: Lấy cảm hứng từ Marlon Brando trong “The Wild One 1953” và James Dean trong “ Rebel Without a Cause 1955”, những người trẻ tại Mỹ mặc Jeans ra đường ngày càng nhiều. Vải Denim bắt đầu xâm nhập vào đời sống thường nhật của con người, tuy nhiên vải Denim chỉ dành cho dân lao động nặng là quan điểm vẫn chưa được thay đổi. Quần Jeans được xem như là biểu tượng của những thanh niên không ưu tú. Mặc dù vậy, 90% giới trẻ Mĩ vẫn có nhu cầu mặc quần jeans ở mọi nơi, trừ giường ngủ và nhà thờ.
Marlon Brando trong“The Wild One 1953” và James Dean trong“ Rebel Without a Cause 1955”
Những năm 1970, xu hướng trang trí chiếc quần Jeans bùng nổ. Những chiếc quần được thiên biến vạn hóa thành quần loe, quần côn, đính hạt, kim loại, thêu, sơn,… xuất hiện trên khắp đường phố từ California cho đến New York. Cũng vào khoảng thời gian này, nữ diễn viên Cindy Crawford trong “Thiên thần của Charlie 1976” cũng lăng xê nhiệt tình những chiếc quần Jeans ống loe. Theo quan điểm của tác giả, đồ Denim cũng bắt đầu được phái nữ lựa chọn tại thời điểm này thay vì chỉ là món đồ thời trang dành cho đàn ông và chúng trở thành một trong những vật dụng phổ biến nhất trong cuộc sống của người dân trong thập niên 70. Và như vậy, Jeans vẫn chỉ là thứ hàng bình dân được bày bán một cách rộng rãi ở khắp nơi.
Những năm 80, vải Denim chính thức đi vào thế giới thời trang cao cấp. Tại thời điểm này, các nhà thiết kế nổi tiếng bắt đâu lựa chọn chiếc quần Jeans để thiết kế và đưa ra nhãn hiệu của riêng mình. Do đó, giá thành của đồ Denim nói chung và quần Jeans nói riêng cũng vì thế mà tăng lên.
Những năm 90, kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn. Giới trẻ tìm kiếm những phong cách mới nổi loạn hơn, cá tính hơn và không còn cuồng quần Jeans như thế hệ những năm 50. Vì họ không muốn sự trùng lặp, và cho rằng những chiếc quần Jeans là “lạc hậu” và “già nua”.
Bước sang thế kỷ 21, vải Denim bước sang một kỉ nguyên mới. Sự trỗi dậy của vải Denim được đột phá từ kiểu cách tới màu sắc. Nó đa dạng hơn và phù hợp cho mọi lứa tuổi cho các lứa tuổi. Màu xanh vẫn là sắc màu truyền thống, nhưng những gam màu khác như nâu, đen, hồng hay vàng vẫn được sản xuất để chiều lòng những khách hàng thích sự mới lạ.
Vải Denim đã từ một chặng đường dài từ châu Âu sang tới nét nổi bật của những người thợ mỏ Mỹ, vượt qua chiến tranh, đi vào hình ảnh của chàng Cowboy Mỹ trên phim Hollywood. Và đi vào cuộc sống hằng ngày của người dẫn Mỹ trước khi đến với các sàn diễn thời trang cao cấp.
Từ châu Âu sang châu Mỹ và giờ không có gì có thể thay thế chỗ đứng của vải Denim trong ngành công nghiệp thời trang BST Sacai Pre-Fall 2016
Làm thể nào để bảo quản, vệ sinh Denim đúng cách?
- “Không nên giặt quần Jeans quá nhiều”, Levi’s đã dành lời khuyên như vậy cho các khách hàng của mình. “Càng ít giặt quần, quần sẽ càng đẹp”. Sau khi mua, để bền màu, hãy ngâm đồ Denim với nước lạnh pha với muối ít nhất 12 tiếng.
- Bột giặt không tan bám lên đồ Denim sau khi để khô sẽ gây mùi hôi, hãy hay thế giặt Denim bằng nước giặt.
- Không nên dùng nước xả vải cho Denim, tránh làm mềm vải ảnh hưởng đến độ co giãn.
- Đồ Denim mới thường bị phai màu khi giặt, vì vậy sẽ khiến quần áo giặt chung bị loang màu. Hãy giặt riêng chúng với nhau, để tránh bị phai màu sang quần áo khác.
- Hãy để đồ Denim khô tự nhiên để không bị ảnh hưởng đến độ bền của chúng
Mở rộng
Được Guinness ghi nhận kỷ lục cho một chiếc quần bò hiệu Levi’s 501 may cách đây hơn 120 năm, giá bán khởi điểm là 1 USD và được bán đấu giá ở mức là 46.532 USD. Vào năm 2001.
Để phục vụ cho việc nhuộm những chiếc quần Jeans; ước tính, mỗi năm có 20 triệu tấn chàm được sản xuất. Người ta chỉ cần đến vài ba gam chàm để nhuộm được 1 chiếc quần, như vậy các bạn có thể thấy số lượng khổng lồ mà loại sản phẩm này được sản xuất để phục vụ cho nhu cầu của người tiêu dùng.
Hiện này, “ông trùm” về vải Denim lại là Nhật Bản. Tại đây, họ sở hữu rất nhiều xưởng dệt, nhà máy sản xuất sợi với kỹ thuật lâu năm cùng đội ngũ thợ lành nghề. Một số thương hiệu có sử dụng nguồn vải denim Nhật là: Naked & Famous (Canada), Denham (Hà Lan), A.P.C (Pháp)… và Việt Nam hiện nay thì có nhãn hàng thời trang KB – Choose to shine.
Có thể bạn chưa biết, cánh buồm của con thuyền huyền thoại Columbus đã đi được làm từ vải Denim.
Một số thương hiệu vải Denim truyền thông giống Levi’s là Wrangler và Lee.
Một số thiết kế Denim điên rồ
Kết luận
Sinh ra ở châu Âu, vải Denim đã tìm được một ngôi nhà hoàn hảo tại Mĩ. Và với sự ra đời của quần Jeans, vải Denim mang đến cuộc sống chúng ta sự thoải mái và một chút phong trần mỗi khi mặc nó.
Từ nhà thiết kế Yves Saint-Laurent: “Chúng mang vẻ đẹp ấn tượng, lại vừa phải, sự gợi dục, lại đơn giản – tất cả những gì tôi muốn trong thiết kế của mình”, và không thể không kể đến câu nói ấn tượng của Andy Warhol: “Tôi muốn chết khi đang mặc chiếc quần blue jeans”.Vải Denim mang cho mình sức sống bền bỉ và tinh thần thời thường bất diệt. Vải Denim có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Thật khó để có 1 ngày không nhìn thấy vải Denim.
Từ nhà thiết kế Yves Saint-Laurent: “Chúng mang vẻ đẹp ấn tượng, lại vừa phải, sự gợi dục, lại đơn giản – tất cả những gì tôi muốn trong thiết kế của mình”, và không thể không kể đến câu nói ấn tượng của Andy Warhol: “Tôi muốn chết khi đang mặc chiếc quần blue jeans”.Vải Denim mang cho mình sức sống bền bỉ và tinh thần thời thường bất diệt. Vải Denim có mặt ở mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống. Thật khó để có 1 ngày không nhìn thấy vải Denim.
bởi Cam ✧ ⋆。˚ ୨୧ vào | 794 lượt xem